Nguyên tắc quản lý đổi mới sáng tạo

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG (Trang 37 - 41)

Nguyên tắc quản lý đổi mới sáng tạo bao gồm 08 nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc hiện thực hóa giá trị;

- Nguyên tắc tầm nhìn tương lai của nhà lãnh đạo; - Nguyên tắc định hướng chiến lược;

- Nguyên tắc văn hóa đổi mới sáng tạo; - Nguyên tắc khai thác tri thức;

- Nguyên tắc khả năng thích ứng;

- Nguyên tắc phương pháp tiếp cận hệ thống.

Các nguyên tắc nêu trên là các “nguyên tắc mở” được tích hợp và điều chỉnh trong doanh nghiệp.

IMS gồm tập hợp các yếu tố liên quan và tương tác với nhau, nhằm mục đích hiện thực hóa giá trị trong doanh nghiệp. IMS hình thành nền tảng để triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo, đánh giá hiệu suất và kết quả của hệ thống đổi mới sáng tạo. Các yếu tố của IMS được áp dụng, thực hiện theo lộ trình phù hợp với bối cảnh và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.

Việc triển khai hiệu quả IMS dựa trên sự cam kết mạnh mẽ từ Ban lãnh đạo cấp cao để thúc đẩy khả năng đổi mới sáng tạo, văn hóa hỗ trợ các hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

Chu trình Kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Hành động (Plan- Do-Check-Act, PDCA) cho phép cải tiến liên tục IMS để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác định, quản lý các cơ hội, rủi ro đối với các sáng kiến, quy trình đổi mới sáng tạo.

Các giai đoạn của Chu trình PDCA có thể tóm tắt như sau:

- Plan (lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực để thực hiện, thời gian và phương pháp đạt mục tiêu).

- Do (Triển khai thực hiện kế hoạch).

- Check (Kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch).

- Act (Thông qua các kết quả thu được, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh phù hợp để bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào mới).

Chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý chất lượng là sự cải tiến liên tục và không bao giờ ngừng.

Chu trình PDCA được áp dụng cho IMS của doanh nghiệp hoặc 1 số đối tượng của IMS. Hình 2.1 minh họa yêu cầu liên quan đến chu trình PDCA (từ Mục 4 đến Mục 10).

Hình 2.1. Khung IMS với các tham chiếu có liên quan

Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở [ISO 56002:2019. Innovation management - Innovation management system - Guidance. ISO/TC 279]

Chu trình được xây dựng dựa trên bối cảnh (Mục 4) và khả năng lãnh đạo (Mục 5) của doanh nghiệp. Chu trình được mô tả như sau:

- Kế hoạch: Thiết lập các mục tiêu và xác định các hành động cần thiết để giải quyết cơ hội và rủi ro (Mục 6) trong doanh nghiệp.

- Thực hiện: Thực hiện các hoạt động hỗ trợ để thực hiện kế hoạch (Mục 7 và Mục 8).

- Kiểm tra: Giám sát và đo lường kết quả theo mục tiêu (Mục 9). - Hành động: Thực hiện các hành động để cải thiện hiệu suất của IMS (Mục 10).

Hoạt động đổi mới sáng tạo có mục tiêu giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề quản lý “sự không chắc chắn” và rủi ro với mức độ biến đổi cao (đặc biệt là trong giai đoạn đầu của hoạt động đổi mới sáng tạo). Trong giai đoạn sâu của hoạt động đổi mới sáng tạo, cùng với những thành công, “sự không chắc chắn” và rủi ro trong hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp sẽ giảm dần.

Bên cạnh đó, sáng kiến đổi mới sáng tạo còn có tính chất “mạo hiểm”, nghĩa là không phải tất cả các sáng kiến đều dẫn đến đổi mới sáng tạo. Sự gián đoạn hoặc thất bại của sáng kiến đổi mới sáng tạo sẽ trở “đầu vào” cho các sáng kiến đổi mới sáng tạo mới trong tương lai.

Mức độ rủi ro của hoạt động đổi mới sáng tạo phụ thuộc vào “tham vọng” đổi mới sáng tạo, loại hình đổi mới sáng tạo và khả năng thực hiện hoạt động đổi mới của doanh nghiệp. Rủi ro của hoạt động đổi mới sáng sẽ được quản lý bằng các phương pháp khác nhau như: nâng cao kiến thức, hợp tác trong nội bộ hoặc bên ngoài, đa dạng hóa danh mục đầu tư (trong đó làm rõ các mức độ rủi ro khác nhau)...

Sáng kiến đổi mới sáng tạo có thể được quản lý thông qua quy trình đổi mới sáng tạo gồm: xác định cơ hội, tạo, xác nhận, phát triển và triển khai các giải pháp. Quy trình đổi mới sáng tạo có tính linh hoạt, thích ứng với các loại hình đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào Ban lãnh đạo cấp cao, năng lực và văn hóa của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống quản lý riêng để thực hiện quản lý các hoạt động đổi mới sáng tạo. Triển khai IMS sẽ giúp doanh nghiệp quản lý “sự không chắc chắn” và rủi ro với hiệu quả hơn thông qua việc thiết lập các giả định và mô hình tổ chức của doanh nghiệp.

Quản lý đổi mới sáng tạo được áp dụng cho:

- Doanh nghiệp để phát triển khả năng quản lý hiệu quả các hoạt động đổi mới sáng tạo để đạt được kết quả mong muốn.

- Khách hàng để tìm kiếm khả năng đổi mới sáng tạo của một doanh nghiệp.

- Các bên liên quan để cải thiện giao tiếp thông qua sự hiểu biết chung về IMS.

- Nhà cung cấp hoạt động đào tạo, tư vấn, đánh giá đổi mới sáng tạo. - Nhà hoạch định chính sách để xây dựng các chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

Quản lý đổi mới sáng tạo được áp dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp với quy mô và lĩnh vực khác nhau (đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp); áp dụng đối với các loại hình đổi mới sáng tạo (như: đổi mới sản phẩm, dịch vụ, quá trình, mô hình, phương pháp...); áp dụng đối với các loại phương pháp (như: đổi mới sáng tạo trong nội bộ, đổi mới sáng tạo hướng đến người dùng, thị trường...).

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG (Trang 37 - 41)