Quy trình IMA trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG (Trang 84 - 86)

Quy trình IMA được thiết kế để đánh giá IM trong doanh nghiệp với mục tiêu tăng giá trị từ các cơ hội và ý tưởng để chuyển thành các hoạt động đổi mới sáng tạo. IM bao gồm: chiến lược đổi mới sáng tạo, văn hóa đổi mới sáng tạo, quy trình đổi mới sáng tạo và các yếu tố cho phép đổi mới sáng tạo (như: nguồn lực, tri thức...). Các yếu tố của IM có liên quan với nhau và cùng thực hiện để đạt mục tiêu tối đa hóa giá trị. Do đó, IMA hướng dẫn cho doanh nghiệp về cách thức hoạt động của IM về mặt tạo ra giá trị, cũng như cách cải thiện hoạt động của IM.

IMA có thể được thực hiện trên tất cả các khía cạnh của IM. Hiệu quả của các tương tác IMA sẽ dẫn đến nâng cao giá trị IM. Triển khai IMA sẽ mang lại những cải tiến trong chính quá trình đánh giá.

Một số yếu tố tạo nên một hệ thống IMA hiệu quả (xem Hình 4.3).

Hình 4.3. Đánh giá quản lý đổi mới sáng tạo

Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở [ISO/TR 56004:2019. Innovation Management Assessment - Guidance. First edition 2019-02]

Quá trình chuẩn bị đầy đủ là điều kiện tiên quyết để triển khai một IMA thành công. Trong quá trình chuẩn bị, doanh nghiệp sẽ thu nhận được các kiến thức, hiểu biết chung về việc tạo ra giá trị của IMA. Do đó, Ban lãnh đạo trong doanh nghiệp sẽ xác định mục đích chiến lược cho IMA, sự sẵn sàng và khả năng điều chỉnh của doanh nghiệp để phù hợp với hoạt động của IMA. Cùng với triển khai IMA, doanh nghiệp cũng cần cam kết hành động để cải thiện hơn nữa hiệu lực và hiệu quả IM của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp xác định cách tiếp cận, công cụ, quy trình... phù hợp nhất (về quy mô và chuyên môn) để thực hiện IMA. Sự hiểu biết

đầy đủ, rõ ràng về cách tiếp cận IMA là yếu tố cần thiết để đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.

Trong quá trình thực thi IMA, doanh nghiệp cần đặt trọng tâm vào việc triển khai các hành động cụ thể để tác động đến hiệu suất của IM trong doanh nghiệp. Việc áp dụng phương pháp đánh giá, các công cụ và quy trình, các nguồn lực đầu tư được thiết lập để thực hiện các mục tiêu đề ra.

IMA sẽ tạo ra kết quả tốt nhất khi doanh nghiệp xác định các hoạt động cụ thể để tối đa hóa tác động của những hoạt động này. Ở một khoảng thời gian thích hợp, IMA được liên kết với các hoạt động cải tiến liên tục để đảm bảo IM và IMA phù hợp với các ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp.

IMA dự kiến sẽ tạo ra giá trị ở mỗi giai đoạn của quy trình. Trong giai đoạn chuẩn bị, IMA mang lại giá trị về sự hiểu biết đối với nhu cầu, lợi ích và các phương pháp phù hợp của IMA trong doanh nghiệp. Trong giai đoạn triển khai, IMA mang lại giá trị cho doanh nghiệp bằng cách tạo ra sự hiểu biết để giải quyết các “khoảng trống” trong doanh nghiệp. Trong giai đoạn cuối, IMA tạo ra tiềm năng đối với các giá trị bổ sung khác. Theo đó, IMA giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động cần thiết để bổ sung các “khoảng trống” và xác định, nắm bắt giá trị bổ sung của IM.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG (Trang 84 - 86)