Giá trị TB Ý nghĩa
1,00 - 1,80 Kém/Hoàn toàn không đồng ý 1,81 - 2,61 Yếu/Không đồng ý 2,62 - 3,42 Trung bình/Đồng ý một phần 3,43 - 4,23 Khá/Đồng ý
4,24 - 5,00 Tốt/Hoàn toàn đồng ý
2.2.2. Tổng hợp và xử lý thông tin
Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các số liệu tính toán được xử lý trên phần mềm Excel.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Trong đề tài, phương pháp thống kê được thực hiện thông qua việc sử dụng các số liệu thu thập (quy mô, số trung bình, số tương đối, tốc độ phát triển bình quân...) để mô tả thực trạng quản lý chi quỹ BHYT, những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý chi quỹ BHYT tại BHXH tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017- 2019.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có nội dung, tính chất tương tự nhau.Trong luận văn, phương pháp này được sử dụng để so sánh kết quả quản lý chi quỹ BHYT tại BHXH tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2017-2019. Nội dung chính bao gồm so sánh giữa kết quả giữa các năm, so kết quả thực hiện và kế hoạch, …;
2.2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích tổng hợp là chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó.
39
Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm phân chia các nội dung quản lý chi quỹ BHYT thành các vấn đề nhỏ (lập và phân bổ kế hoạch dự toán chi quỹ BHYT, thực hiện chi, quyết toán chi, kiểm tra, giám sát...). Từ đó, chúng ta hiểu được vấn đề nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Sau đó, tổng hợp lại, tác giả sẽ đánh giá được tổng thể thực trạng Quản lý chi quỹ BHYT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Do phạm vi nghiên cứu của luận văn là tập trung nghiên cứu chi quỹ KCB BHYT nên Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu phần dưới đây sẽ tập trung phân tích trực tiếp các chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến Quản lý chi quỹ KCB BHYT.
* Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu chi quỹ KCB BHYT: Quỹ KCB BHYT bao gồm các bộ phận:
(1): Chi CSSKĐB: bao gồm: kinh phí CSSKBĐ cho các nhóm đối tượng: + Học sinh, sinh viên.
+ Mầm non + Đơn vị SDLĐ
(2): Chi thanh toán KCB trực tiếp tại BHXH tỉnh.
(3): Chi quỹ KCB cho các cơ sở KCB BHYT, được chia thành:
+ Chi phí KCB ngoại trú (thuốc, dịch, PT-TT, XN, CĐHA, máu...). + Chi KCB nội trú (thuốc, dịch, ngày, giường, PT-TT...)
* Các chỉ tiêu phản ánh công tác lập và giao dự toán chi quỹ KCB BHYT:
+ Số giao dự toán chi quỹ KCB BHYT
+ Tỷ lệ dự toán chi phí khám chữa bệnh
Số giao dự toán kỳ này
= x100
Số giao dự toán kỳ trước
* Các chỉ tiêu phản ánh công tác thanh, quyết toán chi quỹ KCB BHYT:
+ Chi phí KCB tạm ứng cho cơ sở KCB
+ Chi phí BHYT (chi phí KCB) các cơ sở y tế đề nghị thanh toán (1). + Chi phí KCB bị từ chối thanh toán (2).
40
(3) = Chi phí KCB đề nghị thanh toán – CP KCB bị từ chối thanh toán
((3) = (1) – (2))
* Chỉ tiêu phản ánh công tác giám sát, kiểm tra việc sử dụng quỹ KCB BHYT:
+ Tổng số lần kiểm tra.
+ Số thẻ BHYT bị từ chối thanh toán. + Chi phí bị từ chối thanh toán
* Chỉ tiêu phản ánh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:
+ Tổng đơn khiếu nại. + Tổng đơn đã giải quyết.
+ Tổng đơn chưa giải quyết = Tổng đơn khiếu nại - Tổng đơn đã giải quyết * Ngoài ra, luận văn sử dụng các chỉ tiêu phản ánh sự tăng (giảm) của hiện tương, tốc độ thay đổi, tốc độ phát triển của hiện tượng kỳ này so với kỳ gốc.
41
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ TẠI TỈNH BẮC KẠN
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; có vị trí địa lý tiếp giáp với 4 tỉnh trong khu vực, cụ thể:
Phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; Phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn;
Phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; Phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
* Địa hình:
Địa hình tỉnh Bắc Kạn bị chi phối bởi những dãy núi cánh cung lồi về phía Đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau. Bắc Kạn có địa hình núi cao, cao hơn các tỉnh xung quan và bị chi phối bởi các mạch núi cánh cung kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông các tỉnh. Trong đó, cánh cung Ngân Sơn nối liền một dải chạy suốt từ Nặm Quét (Cao Bằng) dịch theo phía Đông tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (phía Bắc tỉnh Thái Nguyên) uốn thành hình cánh cung rõ rệt. Đây là cánh cung đóng vai trò quan trọng trong địa hình của tỉnh, đồng thời là ranh giới khí hậu quan trọng. Dãy núi này có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Cốc Xô cao 1.311, đỉnh Phia Khau cao 1.061m. Cánh cung sông Gâm kéo dài dọc theo phía Tây của tỉnh. Cấu tạo chủ yếu là đá phiến thạch anh, đá vôi, có lớp dài là đá kết tinh rất cổ. Khu vực này có nhiều đỉnh núi cao, thấp khác nhau, trong đó có đỉnh Phia Boóc cao 1.502m và nhiều đỉnh núi cao trên 1.000m.
* Khí hậu:
Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt về nhiệt độ, lượng mưa, độ dài ngày và đêm. Lãnh thổ Bắc Kạn nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ.
42
* Hệ thống sông ngòi:
Hệ thống sông ngòi của Bắc Kạn tương đối phong phú nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thủy chế thất thường. Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Cầu. Sông ngòi có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương.
Ngoài hệ thống sông ngòi, Bắc Kạn còn nổi tiếng với hồ Ba Bể. Đây là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nước ta, được hình thành từ một vùng đá vôi bị sụt xuống do nước chảy ngầm đã đục rỗng lòng khối núi. Diện tích mặt hồ khoảng 500 ha, là nơi hợp lưu của 3 con sông Ta Han, Nam Cương và Cho Leng. Hồ có 3 nhánh thông nhau nên gọi là Ba Bể. Hồ Ba Bể đã được công nhận là di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt vào năm 2016.
* Đất đai:
Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 485.996ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 44.116 ha, chiếm 9,08%; đất lâm nghiệp 413.366ha, chiếm 85,05%; đất khác (đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng…) là 28.514ha, chiếm 5,87%. Đất đai tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả… (Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2019).
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Ngày 01/01/1997, tỉnh Bắc Kạn được thành lập trên cơ sở phân tách tỉnh Bắc Thái thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Những ngày đầu thành lập, tỉnh đã gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, tiềm lực kinh tế, người dân thưa thớt, đa số là người dân tộc với trình độ dân trí thấp. Trải qua 23 năm phát triển, đến nay tỉnh Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thành phố (thành phố Bắc Kạn) và 07 huyện (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm) với 108 xã, phường, thị trấn. Tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
* Kinh tế:
Kinh tế của tỉnh có bước chuyển biến theo hướng tích cực. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt 38,6 triệu đồng, tăng 6,8 triệu đồng so với năm 2018. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 714,2 tỷ đồng, tăng
43
10,09% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 16%, vượt 3% kế hoạch. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 6,5 triệu USD. Có 105 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, làm cho diện mạo cảnh quan môi trường đô thị, nông thôn ngày càng khởi sắc. Hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút, vận động vốn đầu tư nước ngoài được tăng cường. Trong năm 2019, tỉnh đã thu hút được 09 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 595 tỷ đồng. Tỉnh đã phối hợp với Tập đoàn Vingroup, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC và các nhà đầu tư triển khai một số dự án kết cấu hạ tầng đô thị, du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh. Sản xuất nông, lâm nghiệp đạt được những kết quả quan trọng. Từ một nền kinh tế thuần nông, tỉnh đã từng bước hình thành sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, hình thành một số diện tích cây trồng tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã có 6 sản phẩm được công nhận chỉ dẫn địa lý, chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Sản xuất lâm nghiệp có bước phát triển mạnh, diện tích trồng rừng bình quân đạt trên 6.000ha/năm. Với tỷ lệ che phủ rừng duy trì 72,6%, Bắc Kạn trở thành một trong những tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất cả nước. Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo thực hiện, đến nay, toàn tỉnh có 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hoạt động thương mại, dịch vụ được duy trì ổn định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Cơ sở hạ tầng được tăng cường đầu tư làm cho diện mạo cảnh quan môi trường, nông thôn, đô thị ngày càng có nhiều khởi sắc, đổi thay. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân kể cả đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt.
* Dân số:
Dân số Bắc Kạn (tính tại thời điểm ngày 01/4/2019) là 313.905 người, đứng thứ 63 trên cả nước. Trong đó, dân tộc Kinh có 37.615 người, chiếm 11,98%; dân tộc Tày có 165.055 người, chiếm 52,58%; dân tộc Nùng có 28.709 người, chiếm 9,15%; dân tộc Dao có 56.063 người, chiếm 17,86%; dân tộc Mông có 22.607 người, chiếm 7,20%, dân tộc Sán Chay là 1.680 người, chiếm 0,54%; còn lại là dân tộc khác có 2.176 người, chiếm 0,69%. Mật độ dân số là 65 người/km2
.
* Văn hóa – xã hội:
Về giáo dục, đào tạo: Có nhiều chuyển biến tiến bộ. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tiếp tục được duy trì; chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao;
44
toàn tỉnh hiện có 96 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 30,2% tổng số trường học trên địa bàn tỉnh.
Về y tế: Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; công suất sử dụng giường bệnh đạt trên 110%; có 108 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt 98%. Bệnh viện đa khoa với quy mô 500 giường bệnh được khánh thành, đưa vào sử dụng với trang thiết bị hiện đại đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.
Về văn hóa, thể dục, thể thao: Hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao diễn ra sôi nổi ở các địa phương. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng. Các cơ quan thông tin, truyền thông đã tuyên truyền đầy đủ, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức, định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, giảm nghèo được quan tâm, đến nay tỷ lệ hộ nghèo giảm gần 5 lần so với năm 1997.
Công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được xây dựng, củng cố vững chắc. Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định tạo môi trường lành mạnh để thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
3.2. Khái quát về Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Kạn
3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Bắc Kạn
Năm 1997, tỉnh Bắc Kạn được tái thành lập. Cùng với sự ra đời của các cơ quan, sở, ban, ngành, BHXH tỉnh Bắc Kạn cũng được thành lập theo Quyết định số 1602/QĐ-BHXH ngày 16/9/1997 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, trên cơ sở chia tách từ BHXH tỉnh Bắc Thái và BHXH huyện Ngân Sơn, Ba Bể của BHXH tỉnh Cao Bằng, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/11/1997.
BHXH tỉnh Bắc Kạn là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc) tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT,; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT; thanh
45
tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và quy định của BHXH Việt Nam (sau đây gọi chung là theo quy định). BHXH tỉnh Bắc Kạn chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn. BHXH tỉnh Bắc Kạn có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng đặt tại phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
3.2.2. Tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Bắc Kạn
Từ ngày 01/01/2020, BHXH tỉnh Bắc Kạn đang hoạt động với quy mô 11 phòng chức năng và 07 đơn vị BHXH các huyện trực thuộc, với tổng số 216 cán bộ. Ban Giám đốc: gồm 01 giám đốc và 03 Phó Giám đốc. Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Bắc Kạn được khái quát theo sơ đồ sau:
46
Hình 3.1: Tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Bắc Kạn
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - BHXH tỉnh Bắc Kạn)
BHXH huyện Ba Bể BHXH huyện Bạch Thông
BHXH huyện Ngân Sơn
BHXH huyện Pắc Nặm BHXH huyện Na Rì BHXH huyện Chợ Mới BHXH huyện Chợ Đồn GI ÁM Đ Ố C P HÓ GI ÁM Đ Ố C P HÓ GI ÁM Đ Ố C Phòng Quản lý Thu
Phòng Thanh tra- Ktra Phòng tiếp nhận và trả kết quả TTHC Phòng Kế hoạch tài chính Phòng Giám định BHYT Phòng Cấp sổ thẻ Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Công nghệ thông tin
Phòng chế độ BHXH P HÓ GI ÁM Đ Ố C Văn phòng Phòng khai thác và thu nợ
47
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Ban giám đốc và các phòng nghiệp vụ, BHXH các huyện như sau:
Giám đốc BHXH tỉnh: Làm việc theo chế độ thủ trưởng, tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được cấp có thẩm quyền quy định; bao gồm cả