3.3.5 .Kết quả khảo sát đánh giá về công tác quản lý chi Quỹ BHYT tại tỉnh Bắc Kạn
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi quỹ bảo hiểm y tế tại tỉnh Bắc Kạn
4.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ
4.2.2.1. Tăng cường công tác truyền thông về BHYT
Tuyên truyền là giải pháp hỗ trợ nhưng đóng vai trò quan trọng đến thành công, hiệu quả của công tác quản lý Quỹ BHYT bởi vì qua đó, các đối tượng liên quan (người tham gia BHYT, cơ sở KCB…) hiểu được tầm quan trọng của các chính sách BHYT và có được ý thức tham gia BHYT đúng quy định của pháp luật. Một số giải pháp đơn vị cần tập trung thực hiện là:
- Bố trí, xây dựng đội ngũ CB tuyên truyền chuyên trách để việc tuyên truyền được thực hiện một cách chuyên nghiệp, hiệu quả.
- Bộ phận tuyên truyền của BHXH tỉnh cần xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền định kỳ theo tháng, quý, năm và chỉ đạo BHXH các huyện, thành phố, thị xã tuyên truyền, phổ biến các nội dung của chính sách BHXH, BHYT.
- Công tác truyền thông cần được tổ chức với nhiều hình thức, bao gồm cả truyền thông trực tiếp (tư vấn, đối thoại chính sách, tổ chức hội nghị, tập huấn...) và gián tiếp (thông qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình, tờ rơi, áp phích, băng rôn,…) để phát hiện, phản ánh những khó khăn, bất cập trong công tác KCB và quản lý quỹ KCB BHYT. Đồng thời, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong toàn xã hội về việc triển khai và thực thi Luật BHYT. Qua đó giúp người tham gia BHYT, các cơ sở KCB nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về BHYT trong tình hình mới. Người dân hiểu được sự thiết thực, tính nhân văn của chính sách BHXH, BHYT nhằm ổn định cuộc sống và chăm sóc sức khỏe cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước. Từ đó, thuyết phục, vận động nhân dân nêu cao ý thức, trách nhiệm khi tham gia BHYT.
- Tăng cường phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác truyền thông về BHXH, BHYT tới các cấp, các ngành, các tổ chức và đông đảo quần chúng nhân dân, người lao động.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông xác định rõ việc triển khai công tác tuyên truyền Luật BHYT sửa đổi sẽ giúp cho cộng đồng thấy rõ mục đích, ý nghĩa và kết quả việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT nhằm tạo sự thống nhất cao, sự đồng thuận trong toàn xã hội về việc triển khai và thực thi Luật BHYT. Phối
93
hợp với Ban Tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Chính trị - Xã hội trong tỉnh để tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT. Tuyên truyền làm cho người dân hiểu được sự thiết thực, tính nhân văn, nhân đạo của chính sách BHXH, BHYT nhằm ổn định cuộc sống và chăm sóc sức khỏe cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước. Truyền thông về các hoạt động và những đổi mới của BHXHVN trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Bộ phận tuyên truyền của BHXH tỉnh cần xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền tháng, quý, năm và chỉ đạo BHXH các huyện, thành phố, thị xã tuyên truyền, phổ biến các nội dung mới của Luật BHYT sửa đổi thông qua nhiều hình thức: treo băng rôn, áp phích, tổ chức hội nghị, tập huấn, phóng sự, tọa đàm - đối thoại, trả lời đường dây nóng,… Thông qua các hội nghị để phát hiện, phản ánh những khó khăn, bất cập trong công tác KCB và quản lý quỹ KCB BHYT. Khắc phục các hạn chế, yếu kém, nhất là hạn chế về nhận thức, trách nhiệm ở một số nơi quán triệt chưa tốt, chưa ban hành kế hoạch, tỷ lệ tham gia BHYT còn thấp; đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa chủ trương thực hiện BHYT toàn dân. Đề cao tinh thần trách nhiệm, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu mà Trung ương đã đề ra, trong đó có mục tiêu phấn đấu đạt tỷ lệ bao phủ BHYT là 98% dân số vào năm 2021.
4.2.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Con người là nhân tố quyết định kết quả của công việc, đứng trước yêu cầu mới, để đáp ứng được mục tiêu đã đặt ra, BHXH tỉnh Bắc Kạn nói riêng và ngành BHXH nói chung cần xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ theo từng tháng, quý, năm. Bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực chuyên môn để phát huy những mặt mạnh nhằm mục đích nâng cao được hiệu quả công tác. Tăng cường công tác quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức; có cơ chế kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm. Thường xuyên quán triệt nội quy, quy chế và các quy định của pháp luật (Luật Công chức, Luật Viên chức…) đối với cán bộ, công chức, viên chức. Làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phục vụ (chuyển đổi tác phong từ hành chính sơ cứng sang phục vụ). Khen thưởng, động viên kịp thời, thích đáng đối với các tập thể, cá nhân có nhiều
94
thành tích trong thực thi nhiệm vụ; đề bạt, bổ nhiệm những cá nhân xuất sắc vào các chức danh quản lý tương ứng, tạo động lực phấn đấu, thi đua trong thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, phát hiện, xử lý, kỷ luật nghiêm minh đối với những tập thể, cá nhân vi phạm, những cá nhân cố tình lợi dụng những khe hở của Luật, cấu kết với cơ sở KCB trục lợi quỹ BHYT tạo sự răn đe, phòng ngừa. Luân chuyển định kỳ các giám định viên cơ sở ở các vị trí nhạy cảm để tránh nảy sinh những tiêu cực. Có cơ chế chính sách đãi ngộ để thu hút người giỏi, người tài, ngay từ khâu tuyển dụng.
4.2.2.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
Để hoạt động thanh quyết toán KCB BHYT, cần tăng cường ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin như:
- Thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHYT, triển khai thay thế thẻ BHYT bằng giấy bằng thẻ điện tử.
- Phần mềm đồng bộ dữ liệu thông tin giám định BHYT cần được hoàn thiện để tránh sự không đồng nhất giữa dữ liệu và hồ sơ thực tế.
- Hoàn thành kết nối dữ liệu, đảm bảo liên thông hệ thống dữ liệu giữa cơ sở KCB và các cơ quan quản lý nhà nước để hạn chế lạm dụng quỹ BHYT.