Tác động đối với kinh tế xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 57 - 61)

Chương 2 : thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

2.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

2.2.2.5. Tác động đối với kinh tế xã hội của tỉnh

DNVVN có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là đối với tỉnh Quảng Ngãi khi việc đầu tư hình thành các DN quy mơ lớn đang có nhiều hạn chế về vốn, về kết cấu hạ tầng, về trình độ cơng nghệ, trình độ quản lý,... thì việc phát triển DNVVN có ý nghĩa quyết định để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế năng động và bền vững.

Thực tế đã kiểm nghiệm điều đó, nền kinh tế Quảng Ngãi từ khi đổi mới đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Đó là nhờ sự đóng góp đáng kể của các DNVVN. Chúng ta có thể nhận thấy vai trị đó thể hiện qua các mặt cụ thể sau:

Một là, DNVVN góp phần quan trọng tạo ra cơng ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập,... Đây là một thế mạnh rõ rệt của DNVVN và là nguyên

nhân chủ yếu khiến chúng ta đặc biệt chú trọng phát triển DNVVN. Trong những năm qua, hàng năm toàn tỉnh đã tạo việc làm mới và thêm việc làm cho 28.260 người lao động. Số lượng các DN lớn trên địa bàn tỉnh quá ít, chỉ vài đơn vị nên thu hút lực lượng lao động không đáng kể. Do vậy kết quả đạt được ở trên là nhờ vào loại hình DNVVN mà chủ yếu là DNVVN ngoài quốc doanh. Trong những năm đổi mới vừa qua, với chủ trương sắp xếp lại các DNNN và khuyến khích các DN từ các thành phần kinh tế phát triển, số lượng các DNVVN ở Quảng Ngãi tăng lên đáng kể và đã thu hút một lượng lớn lực lượng lao động. Chỉ tính riêng với hơn 15.000 hộ kinh doanh cá thể và 284 DN kinh tế tư nhân, đã giải quyết việc làm cho gần 100.000 lao động (chiếm 17,5% tổng số lao động xã hội trong cả tỉnh) [15, tr. 2]. Bên cạnh đó, sự phát triển của các DNVVN đã

tạo thêm một phần đáng kể cơng việc "ngồi DN" thông qua các hợp đồng thời vụ, hợp đồng gia cơng hộ gia đình, góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động ở nơng thơn và thành thị, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho 1 bộ phận nhân dân: hộ đói, nghèo giảm từ 37,5% năm 1995 cịn 15,6% năm 2000 [13, tr. 15].

Hai là, các DNVVN đóng góp khơng nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của

tỉnh, với số lượng cơ sở SXKD lớn cùng với tổng lượng vốn huy động được

cũng như lực lượng lao động đơng đảo, các DNVVN đóng góp khơng nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Thể hiện:

Bảng 2.8: Kết quả sản xuất kinh doanh của các khu vực kinh tế

ở tỉnh Quảng Ngãi từ 1996 - 2000

Đơn vị tính: Triệu đồng

1996 1997 1998 1999 2000

1. Tổng giá trị sản xuất - Kinh tế Nhà nước

Trong đó: Ktế Nhà nước địa phương - Kinh tế ngoài quốc doanh 2. Tổng sản phẩm

- Kinh tế Nhà nước

Trong đó: Ktế Nhà nước địa phương - Kinh tế ngoài quốc doanh 3. Cơ cấu tổng SP trong tỉnh (%)

- Kinh tế nhà nước

Trong đó: Ktế nhà nước địa phương - Kinh tế ngoài quốc doanh

2.994.379 775.632 285.889 2.218.747 1.701.749 377.392 156.055 1.324.357 100 22,18 9,17 77,82 3.347.936 917.156 324.625 2.430.778 1.855.485 421.988 165.772 1.433.497 100 22,74 8,93 77,26 3.701.924 1.110.845 309.798 2.591.079 2.004.986 479.524 160.229 1.525.462 100 23,92 7,99 76,08 4.017.901 1.251.194 323.863 2.766.707 2.141.384 530.519 169.879 1.610.865 100 24,77 7,93 75,23 4.470.137 1.360.680 344.721 3.109.457 2.323.210 571.895 197.087 1.751.315 100 24,62 8,49 75,38

Nguồn: Cục Thống kê Quảng Ngãi.

Ba là, các DNVVN góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh. Với

mức đóng góp ngày càng tăng vào GDP của tỉnh, các DNVVN góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH, chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ (xem bảng 2.2). Đồng thời, với số lượng ngày càng tăng, quy mô ngày càng phát triển, lại được phân bổ rộng

khắp ở các vùng trong tỉnh, từ thành thị đến nông thôn nên các DNVVN đã giải quyết một lượng lớn lao động ở nông thôn. Theo số liệu của Cục Thống kê Quảng Ngãi, các DNVVN ở thành thị thu hút khoảng 20% lao động từ nông thôn, các DNVVN ở thị trấn các huyện thu hút khoảng 20% lao động từ nông thơn và các DNVVN đóng trên địa bàn nơng thơn thu hút khoảng 80% lao động tại nơng thơn, góp phần chuyển lao động chun nơng nghiệp sang hoạt động công nghiệp, dịch vụ, góp phần tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý.

Bốn là, các DNVVN giữ vai trò quan trọng trong việc huy động, khai

thác và tận dụng mọi nguồn lực cho phát triển. Với quy mô vừa và nhỏ, kết

hợp với việc phân bố trên diện rộng nên các DNVVN dễ huy động được nhân dân tham gia hoạt động, qua đó thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân, trong các thành phần kinh tế vào SXKD. Mặt khác, do có quy mơ vừa phải và hợp lý nên hoạt động kinh doanh rất linh hoạt và có tỷ suất lợi nhuận cao nên dễ kích thích được nhiều người góp vốn làm ăn. Chỉ riêng năm 2001, vốn đầu tư vào SXKD của các DNVVN ngoài quốc doanh tăng thêm khoảng 216 tỷ đồng, trong đó hộ kinh doanh cá thể là 104 tỷ đồng, các DN kinh tế tư nhân là 112 tỷ đồng. Về lao động, do khơng địi hỏi phải có trình độ cao, phải được đào tạo nhiều thời gian và chi phí tốn kém nên có thể dễ dàng thu hút được một lượng lớn lao động giản đơn của xã hội vào SXKD. Về kỹ thuật - công nghệ dễ dàng kết hợp giữa kỹ thuật thủ công dùng nhiều lao động với công nghệ tiên tiến để tiến tới hiện đại hóa kỹ thuật sản xuất. DNVVN cịn có khả năng sử dụng tốt nguồn nguyên liệu ở địa phương.

Năm là, các DNVVN góp phần làm cho nền kinh tế năng động và hiệu

quả hơn. Do quy mô nhỏ nên các DNVVN rất linh hoạt, năng động trong cơ

chế thị trường, dễ chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực hiệu quả hơn. Ngoài ra do số lượng cơ sở kinh doanh tăng lên, sản phẩm đa dạng, phong phú nên đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, đồng thời làm tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế, làm cho nền kinh tế hiệu quả hơn. Biểu hiện:

Qua khảo sát thực tế cho thấy trong các làng nghề: mộc, gạch ngói, chế biến đường phổi, đường phèn, mạch nha, chế biến thịt bị khơ,... số loại sản phẩm và chủng loại rất phong phú, chất lượng ngày càng tốt hơn, đáp ứng mọi nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.

Hoạt động của các cơ sở kinh doanh tư nhân thường rất nhạy bén, nhất là ở nông thôn, miền núi, hải đảo, nhiều nơi DNNN không với tới được, đặc biệt là huyện đảo Lý Sơn, vùng núi cao Sơn Tây khi mới tách huyện.

Sáu là, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Các

DNVVN có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển các ngành, nghề truyền thống bởi hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với các ngành nghề này là các cơ sở kinh tế khu vực tư nhân, chủ yếu là quy mô nhỏ và vừa. Theo thống kê ban đầu năm 2001, Quảng Ngãi hiện nay có 45 làng nghề, với 4.000 hộ và 10.000 lao động tham gia ở mức độ khác nhau, được phân bổ ở 23 ngành nghề thủ công: đường phổi, đường phèn, kẹo gương,...; các làng nghề đã tạo ra thu nhập từ 45-50 tỷ đồng.

+ Bảy là, các DNVVN, đặc biệt là các DNVVN ở nơng thơn góp phần

thực hiện đường lối của Đảng, xây dựng nông thôn mới. Các DNVVN, đặc

biệt là các DNVVN ở nông thôn đã tạo ra cơ hội làm việc cho một bộ phận lớn lao động nhàn rỗi ở nông thôn, làm tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống nơng dân, góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các huyện đồng bằng với với các huyện miền núi như Sơn Tây, Sơn Hà và huyện đảo Lý Sơn, từ đó làm cho bộ mặt nơng thơn có nhiều đổi thay.

Vai trị quan trọng và tác động mang tính động lực trên đây của DNVVN khẳng định sự tất yếu khách quan phải thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển của DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Một phần của tài liệu quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w