Chương 2 : thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
2.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
2.2.2.1. Số lượng và phân bổ ngành nghề, địa bàn hoạt động
- Về số lượng doanh nghiệp
Căn cứ vào định nghĩa về DNVVN theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP thì đến thời điểm cuối năm 2001 tồn tỉnh Quảng Ngãi có 15.509 DN thuộc loại hình DNVVN. Trong đó:
+ 8 DNNN Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, chiếm tỷ lệ 72,7% tổng DNNN Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
+ 37 DNNN địa phương, chiếm tỷ lệ 94,87% tổng DNNN địa phương. + 49 HTX phi nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 100% HTX phi nông nghiệp. + 196 DNTN, chiếm tỷ lệ 100% DNTN.
+ 81 Công ty TNHH, chiếm tỷ lệ 97,6% tổng Công ty TNHH. + 7 CTCP, chiếm tỷ lệ 87,5% tổng CTCP.
+ 15.131 hộ kinh doanh cá thể.
Các DNVVN thuộc kinh tế ngoài quốc doanh như: DNTN, Cơng ty TNHH, CTCP có xu hướng tăng dần qua các năm về mặt số lượng cơ sở, quy mô kinh doanh, ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng, thị trường tiêu thụ vươn ra ngoài tỉnh, ngoài nước (năm 1992: 19 DN, năm 1996: 87 DN đến năm 1999: 137 DN). Đặc biệt, qua tác động của Luật DN có hiệu lực từ ngày 01- 01-2000 số lượng DN năm 2000 tăng so với năm 1999 là 53 DN (mức tăng trưởng: 38,69%), vốn đăng ký tăng so với năm 1999 là 45,63%; Năm 2001 tăng so với năm 2000: 94 DN (mức tăng trưởng: 49,47%), vốn đăng ký tăng so với năm 2000 là 53,65% (xem bảng 2.3). Bên cạnh đó DNVVN thuộc DNNN thì hầu như khơng có sự biến động đáng kể về số lượng song có sự thay đổi về chất. Trước sự tác động của cơ chế thị trường một loạt các DN bị phá sản, giải thể như: XN xay xát 15 tấn/ ca, XN mộc dân dụng Đức Phổ, Nhà máy sứ,... Đồng thời một loạt các DN mới được xây dựng với dây chuyền công nghệ tiên tiến, tạo nên những sản phẩm mới có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường như Nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu, nhà máy sản xuất tinh bột mì Tịnh Phong,...
- Về phân bố ngành nghề và địa bàn hoạt động
Theo Luật DNTN, Luật Công ty (1990), Luật DN (1999) quy định DN được phát triển đa ngành nghề tùy theo khả năng của DN (trừ những ngành nghề bị pháp luật cấm). Các DNVVN ở Quảng Ngãi được mở ra với các ngành nghề tương đối đa dạng trong các lĩnh vực xây dựng, chế biến nông lâm thủy sản, vận tải, y dược, may mặc, dịch vụ khách sạn, du lịch, tin học, xăng dầu,...đã góp phần đáp ứng nhu cầu SXKD, nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể:
theo ngành nghề hoạt động năm 2001 Loại hình doanh nghiệp Tổng số Cơng nghiệp, khai thác chế biến lâm hải sản
Xây dựng Thương mại Dịch vụ Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số 15.509 100 5.047 32,54 134 0,86 5.879 37,91 4.449 28,69 DNNNTW 8 100 4 50 2 25 2 25 DNNNĐP 37 100 15 40,54 3 8,1 7 18,9 12 32,46 Hợp tác xã 49 100 12 24,49 3 6,12 1 2,04 33 67,65 DN tư nhân 196 100 44 15,49 126 44,37 78 27,46 36 12,68 C. ty TNHH 81 100 CTCP 7 100 Hộ KD cá thể 15.131 100 4.972 32,86 5.793 38,29 4.366 28,85
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ngãi.
Nhìn chung các DNVVN chủ yếu đầu tư vào các ngành thương mại - dịch vụ, chế biến, xây dựng dân dụng. Đó là những lĩnh vực giàu tiềm năng về tài nguyên khai thác hay các ngành nghề truyền thống hoặc các ngành ít vốn, sinh lời khá cao, khả năng thu hồi vốn nhanh.
Về địa bàn hoạt động, DNVVN Quảng Ngãi phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các trung tâm hoặc các nơi có đường quốc lộ đi qua và các khu công nghiệp đang triển khai như thị xã Quảng Ngãi: 3.421 cơ sở, Sơn Tịnh: 2.389 cơ sở, trong khi đó ở huyện Sơn Tây chỉ có 27 cơ sở, huyện Lý Sơn: 224 cơ sở. So sánh về số cơ sở giữa nơi đông nhất và nơi thấp nhất gấp nhau 126 lần. Hầu hết các DNNN, các HTX đều tập trung ở thị xã Quảng Ngãi (7/8 DNNN Trung ương, 27/37 DNNN địa phương, 19/49HTX).
Bảng 2.5: Phân bổ DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
theo địa bàn hoạt động năm 2001
STT Địa bàn hoạt động Tổng Công nghiệp, khai thác chế biến lâm hải sản Xây dựng Thương mại Dịch vụ 1 Thị xã Quảng Ngãi 3.421 413 76 1.596 1.336
2 Huyện Đức Phổ 2.075 914 11 614 536
3 Huyện Mộ Đức 1.355 458 8 457 432
4 Huyện Tư Nghĩa 1.722 927 10 501 284
5 Huyện Sơn Tịnh 2.389 831 12 825 721
6 Huyện Bình Sơn 2.097 717 7 868 505
7 Huyện Nghĩa Hành 940 285 2 456 197
8 Huyện Ba Tơ 251 67 2 76 106
9 Huyện Minh Long 120 57 1 32 30
10 Huyện Trà Bồng 296 51 1 138 106
11 Huyện Sơn Hà 592 212 4 228 148
12 Huyện Sơn Tây 27 5 13 9
13 Huyện Lý Sơn 224 110 75 39
TỔNG SỐ 15.509 5.047 134 5.879 4.449
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Quảng Ngãi.
Với sự phân bố này nhận thấy, trong những năm qua các DNVVN thường được hình thành một cách tự phát, thường tập trung trong nội thị, đan xen vào các khu dân cư, từ đó đã gây ra những bất hợp lý về quy hoạch ngành nghề, về vận tải, về tiêu thụ và gây ô nhiễm môi trường. Việc di dời các DN này ra các vùng ngoại thị cần được đặt ra một cách khẩn trương. Việc bố trí lại DN trên địa bàn lãnh thổ không chỉ là để tránh gây ô nhiễm môi trường mà quan trọng hơn là để tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.