Chương 2 : thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh
3.2.1.1. Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, UBND tỉnh đã phối hợp với các Sở ngành của tỉnh và Viện chiến lược phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai nghiên cứu và xây dựng dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 1996 - 2010.
- Theo quy hoạch, định hướng phát triển ngành nghề của tỉnh là phát triển các ngành công nghiệp trong cụm công nghiệp tổng hợp Dung Quất bao gồm các nhà máy lọc dầu, luyện cán thép, cơng nghiệp sau hóa dầu; đẩy mạnh công nghiệp chế biến nơng, lâm, hải sản bao gồm chế biến mía đường và sau đường, chế biến hải sản, súc sản,...; phát triển thương mại - dịch vụ...
- Theo quy hoạch, định hướng cơ cấu lãnh thổ của tỉnh được bố trí theo ba vùng với hướng vừa phát triển có trọng điểm tạo đột phá cho nền kinh tế của tỉnh vừa quan tâm giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của những khu vực khó khăn (trung du - miền núi), ba vùng phát triển đó là:
+ Vùng động lực bao gồm đơ thị và các khu công nghiệp, dịch vụ. Lấy đô thị hóa gắn với phát triển cơng nghiệp, dịch vụ để chuyển bớt một bộ phận nhân khẩu nông nghiệp khỏi khu vực sản xuất nông nghiệp; hệ thống đô thị sẽ được phát triển dọc ở ven biển và các trục giao thông; nâng cấp thị xã Quảng Ngãi thành đô thị loại III vào năm 2003; hình thành thành phố Vạn Tường với quy mơ 12 vạn người vào năm 2010. Hình thành cụm cơng nghiệp Dung Quất (với diện tích 2.575 - 4.240 ha), khu cơng nghiệp Quảng Phú (phía Tây thị xã Quảng Ngãi, với diện tích 100 ha), khu cơng nghiệp Tịnh Phong (phía Bắc của tỉnh, với diện tích 100 ha) và khu cơng nghiệp Phổ Phong (phía Nam của tỉnh, với diện tích 300 ha).
+ Quy hoạch phát triển vùng đồng bằng ven biển. Hình thành các vùng sản xuất tập trung theo hướng phát triển tổng hợp, đa dạng nhằm thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển với hiệu quả cao. Cụ thể: Mở rộng và thâm canh cao vùng lúa đặc sản; xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến và các điểm dân cư; hình thành vùng chăn ni lợn, bị sữa; khai thác tổng hợp kinh tế ven biển; xây dựng các cụm công nghiệp chế biến ven biển; phục hồi và phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống...
+ Quy hoạch phát triển vùng trung du - miền núi. Tập trung các nguồn
lực để phát triển nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đưa công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào nông thôn, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật ni, hình thành các vùng cây cơng nghiệp; củng cố và phát triển mạng lưới thương nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng; chú trọng cơng tác chăm lo sức khỏe, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí nhằm rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các vùng khác của tỉnh.