Thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển DNVVN

Một phần của tài liệu quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 93 - 106)

Chương 2 : thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh

3.2.3. Thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển DNVVN

Mặc dù đã có sự phát triển đáng kể của các DNVVN trong những năm qua, song phân tích thực trạng DNVVN hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chúng ta nhận thấy DNVVN đang cịn nhiều yếu kém, khó khăn, việc trợ giúp là hết sức cần thiết. Vì vậy địi hỏi tỉnh phải tiếp tục thực hiện và hoàn thiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển DNVVN trên địa bàn.

Những quan điểm cơ bản trong các chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN ở tỉnh Quảng Ngãi:

- Trước hết cần xác định rõ mục tiêu trợ giúp là nhằm tạo điều kiện cho các nhà DNVVN khởi sự kinh doanh và phát triển trong một môi trường thuận lợi, giúp cho các DNVVN nâng cao năng lực, tăng sức cạnh tranh trong kinh tế thị trường để SXKD có hiệu quả, từ đó phát huy được vai trị và tác dụng đối với nền kinh tế tỉnh nhà.

- Về phương thức hỗ trợ, cần thiết vận dụng cả hai phương thức:

+ Hỗ trợ trực tiếp, đó là tỉnh cần phải đơn giản hóa các thủ tục ĐKKD, xóa bỏ các loại giấy phép không cần thiết, cung cấp thông tin, cung cấp mặt bằng kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo nhân lực,...

+ Hỗ trợ gián tiếp, đây là hình thức hỗ trợ chủ yếu. Gián tiếp là thông qua các giải pháp, cơ chế, chính sách có hiệu quả cao và hiệu ứng rộng và tác động đến môi trường kinh doanh của DN, ví dụ như tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, thực hiện các chính sách miễn giảm thuế, hỗ trợ các tổ chức tư vấn để các tổ chức này có thêm thuận lợi hỗ trợ DNVVN.

Việc hỗ trợ các DN không phải "cho họ cá" mà "cho họ cần câu", giúp họ về cách thức, phương pháp để họ tự phấn đấu vươn lên, chẳng hạn hỗ trợ

về vốn thì khơng nhất thiết cung cấp vốn cho họ một cách trực tiếp, mà hỗ trợ làm sao để họ tiếp cận được với nguồn vốn dễ dàng hơn...

Hỗ trợ DNVVN vừa đảm bảo tính hiệu quả trong tổng thể kinh tế địa phương vừa đảm bảo cơng bằng, tránh tình trạng q chú trọng vào một số đối tượng, một số DN song cũng không tràn lan mà phải được tập trung trước hết cho DNVVN thực hiện các chương trình ưu đãi của tỉnh trong từng thời kỳ [17, tr. 45]. Các chính sách hỗ trợ đối với DNVVN chủ yếu là hỗ trợ gián tiếp. Cụ thể:

- Về chính sách thị trường.

Thị trường là yếu tố mang tính chất tổng hợp, là nhân tố quan trọng hàng đầu tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN. Đối với DNVVN trên địa bàn Quảng Ngãi hiện nay đều gặp phải những khó khăn lớn về thị trường đầu ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm) và cả thị trường các yếu tố đầu vào (thiết bị công nghệ, vốn...). Để giúp các DNVVN tháo gỡ những khó khăn này, cần thực hiện một số giải pháp:

+ Thực hiện các hoạt động cụ thể nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để giúp các DNVVN có thể có được cơ hội thu thập các loại thơng tin cần thiết cho mình về thị trường, về giá cả, về cung cầu, chất lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm như:

 Hỗ trợ tư vấn cho các DNVVN về các kiến thức kinh doanh, thị trường, cách tiếp cận thị trường; cung cấp các thông tin về thị trường, giá cả,... kịp thời, thường xuyên; các ấn phẩm cần thiết, tổ chức hội thảo, các thông tin chuyên đề liên quan đến hoạt động thương mại của các DNVVN; giúp các DNVVN giới thiệu sản phẩm thông qua triển lãm, hội chợ.

 Tích cực và chủ động mở rộng quan hệ với các tổ chức liên quan tới

chính sách thương mại và tới các DNVVN trong nước và nước ngoài như: Phịng Cơng nghiệp và Thương mại Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ DNVVN của Liên minh HTX Việt Nam.

+ Trong giai đoạn hiện nay nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng,... ở Quảng Ngãi ngày càng tăng do sự phát triển mạnh của khu công nghiệp Dung Quất, các khu công nghiệp của tỉnh và kế hoạch xây dựng thị xã Quảng Ngãi trở thành thành phố tỉnh lỵ, tỉnh nên tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN tham gia vào các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng đầu tư bằng vốn ngân sách có qui mơ nhỏ, đấu thầu các cơng trình xây dựng nơng thơn như:

 Cơng khai hóa các thơng tin về kế hoạch xây dựng, kế hoạch mua sắm của cơ quan nhà nước cấp nhằm giúp cho các DNVVN tham gia đấu thầu cung ứng các sản phẩm trang thiết bị phục vụ hoạt động cho các cơ quan nhà nước, đấu thầu sửa chữa nhà cửa, trường học.

 Nếu điều kiện cho phép và phù hợp với các quy định hiện hành thì có thể chia dự án thành các gói thầu nhỏ để DNVVN có thể tham gia.

+ Khuyến khích các mối quan hệ kinh tế giữa các DN lớn như Công ty Đường Quảng Ngãi, Cơng ty Hóa chất Quảng Ngãi... có thể hỗ trợ cho DNVVN thông qua việc ký kết các hợp đồng cung ứng nguyên liệu vật liệu, phân phối sản phẩm, làm đại lý.... nhằm có tác dụng vừa bảo đảm thị trường, công ăn việc làm ổn định, vừa tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý từ DN lớn sang DNVVN.

+ Chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh phải được xây dựng chính xác, ổn định để giúp các DN xây dựng được chiến lược của DN và định hướng điều chỉnh hoạt động của DN sao cho phù hợp với chiến lược chung của tỉnh.

+Tăng cường kiểm tra, thanh tra và quản lý thị trường như xử lý hàng lậu, hàng giả,... nhằm góp phần hỗ trợ và tạo mơi trường ổn định, bình đẳng cho DNVVN trên địa bàn.

Đất đai là một yếu tố đầu vào cơ bản của q trình sản xuất, có vai trị đặc biệt quan trọng đối với DNVVN, bởi vì:

DNVVN chủ yếu sử dụng công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động, trụ sở và nơi sản xuất thường là cơng trình đơn giản (1 tầng, cấp 4) do đó địi hỏi diện tích nơi làm việc lớn và hay xen kẽ vào khu dân cư. Nếu là các DNVVN kinh doanh thương mại thì phải địi hỏi vị trí thuận lợi, đó là các trung tâm dân cư nhưng nơi ấy đất đai eo hẹp và giá trị cao. Phát triển DNVVN luôn đi kèm với xây dựng kết cấu hạ tầng do đó đều đụng chạm đến đất đai, mà nếu không giải quyết sẽ cản trở đến hoạt động SXKD của DNVVN,... Chính vì vậy, hiện nay các DNVVN, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh phổ biến là mặt bằng sản xuất chật hẹp, nhiều DN nhỏ phải tận dụng nhà ở để tổ chức sản xuất, không đảm bảo vệ sinh công nghiệp và vệ sinh mơi trường. Các cơ sở này gặp khá nhiều khó khăn về mặt bằng sản xuất. Ngun nhân chính do các DNVVN thiếu vốn, giá đất khá cao và một phần khác là những qui định về đất đai còn nhiều vướng mắc. Nếu khơng có các qui định rõ ràng và ổn định về quyền sử dụng dài hạn, quyền sở hữu hoặc quyền th đất đai, nhà xưởng thì khơng có một DN nào có thể n tâm tiến hành SXKD. Vì vậy tỉnh cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ trong chính sách đất đai nhằm tạo cho các DNVVN có điều kiện thuận lợi để ổn định và mở rộng mặt bằng, đồng thời có đủ giấy tờ hợp pháp về đất đai để làm thủ tục thế chấp vay vốn. Các giải pháp cụ thể:

Một là, đẩy nhanh các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

đai. Thực hiện triệt để việc giao đất lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo cơ sở pháp lý cần thiết để người sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ về đất đai theo qui định của pháp luật, giúp các DN yên tâm bỏ vốn đầu tư, kinh doanh.

Hai là, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cũng như cơng bố cơng

việc hình thành thị trường đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Mặc dù thị trường bất động sản chưa hình thành nhưng thơng qua việc cung cấp thông tin về cung và cầu đất đai, tỉnh có thể tổ chức đấu thầu, cho thuê những diện tích đất chưa được sử dụng hoặc sử dụng khơng hiệu quả.

Ba là, đối với các DNVVN đang hoạt động tại các làng nghề truyền

thống muốn mở rộng diện tích mặt bằng cần mua lại quyền sử dụng đất hoặc th đổi đất với người dân thì cần có sự can thiệp và vai trò trung gian của cơ quan cấp cơ sở trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi và ưu tiên lợi ích của người sản xuất nơng nghiệp về giá cả và thu nhận lao động vào làm việc ở các DN.

Bốn là, thực hiện nhanh, thỏa mãn công tác giải tỏa, đền bù nhằm vừa

đảm bảo quy hoạch đất cho xây dựng các khu công nghiệp, vừa đảm bảo lợi ích thỏa đáng cho người dân.

Năm là, tạo quỹ đất để hình thành các DNVVN. Các DNVVN hiện nay

của tỉnh chủ yếu tập trung ở thị xã Quảng Ngãi, thị trấn các huyện, là nơi đất ít người đơng. Địa điểm của các DN hoặc là xen kẽ với nhà ở dân cư hoặc dùng chính nhà ở để kinh doanh. Vấn đề đặt ra là cần có địa điểm độc lập cho DNVVN. Muốn vậy tỉnh phải xúc tiến việc thực hiện Nghị định 90/2001/NĐ-CP, tạo thuận lợi cho DNVVN có mặt bằng sản xuất phù hợp với yêu cầu của họ, đồng thời dành quỹ đất và có chính sách khuyến khích để xây dựng các khu cơng nghiệp cho các DNVVN. Tạo điều kiện thuận lợi để DNVVN phát triển trong các khu cơng nghiệp của tỉnh bởi vì hiện tại diện tích đất sử dụng tại các khu cơng nghiệp chiếm tỷ lệ thấp như khu công nghiệp Quảng Phú: 41% tổng diện tích, Tịnh Phong: 19%...Trong thực tế khơng ít chủ các DN khơng thích dời các DN, xây dựng theo đất quy hoạch bởi hoặc thủ tục rườm rà hoặc tốn kém chi phí di chuyển, nộp thuế... Do đó tỉnh một mặt phải cương quyết bàn bạc với các hộ dân cư và bắt buộc những cơ sở sản xuất tại nhà không đủ điều kiện mặt bằng và gây ô nhiễm cho cộng đồng dân cư chuyển sang các khu sản

xuất tập trung mới, một mặt phải có sự ưu đãi đối với các DN này như trợ giúp phí tổn di chuyển, giảm giá thuê đất.

- Về chính sách vốn - tín dụng.

Vốn là tiền đề cho đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động và chủ DN... Song qua phần thực trạng chúng ta đều thấy quy mô vốn của các DNVVN ở địa bàn Quảng Ngãi là q thấp. Chính vì lẽ đó mà sự hoạt động của các DNVVN hiện nay cịn vướng phải nhiều khó khăn. Vì thế, đổi mới chính sách vốn - tín dụng nhằm tạo lập một mơi trường thuận lợi giúp cho các DNVVN có thể tiếp cận các nguồn vốn thuận lợi là vấn đề cần thiết và cấp bách. Các giải pháp cụ thể cần được tỉnh quan tâm và thực hiện là:

Một là, cần phải tạo ra một sân chơi bình đẳng về tín dụng đối với các

DN thuộc các thành phần kinh tế, để tất cả các DN đều tuân thủ những thể lệ tín dụng như nhau, được hưởng những ưu đãi và điều kiện tín dụng của Nhà nước như nhau. Đối với Ngân hàng vấn đề quan trọng phải là sự tin cậy về khả năng trả nợ của người đi vay chứ không phải là quyền sở hữu hoặc "địa vị pháp lý" của người đi vay. Muốn vậy cần phải có giải pháp từ cả ba phía:

+ Về phía các DNVVN:

Các DN cần xây dựng được các phương án SXKD mang tính khả thi làm cơ sở vay vốn.

+ Về phía các Ngân hàng:

Để tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng thuận lợi cũng như trợ giúp cho các DN đang gặp khó khăn vượt lên phát triển sản xuất, bằng cách xem xét từng trường hợp cụ thể của DN. Cải tiến hơn nữa để đơn giản các thủ tục vay vốn cho phù hợp với từng loại hình DN, tăng số lượng tiền vay và thời hạn vay cho phù hợp với yêu cầu SXKD của từng loại DN, nghiên cứu giảm lãi suất ngân hàng xuống mức cần thiết cho từng loại

hình DN, giúp DN làm ăn hiệu quả. Ngân hàng cần tham gia tích cực hơn trong việc hỗ trợ tư vấn, lập dự án, thẩm định dự án khả thi để cho vay đối với các DNVVN. Hình thành hệ thống tín dụng thương mại rộng khắp đến các vùng kinh tế của tỉnh.

+ Về phía UBND tỉnh:

Sớm thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN của tỉnh theo tinh thần hướng dẫn tại Nghị định 90/2001/NĐ-CP để bảo lãnh cho các DN này khi họ không đủ tài sản thế chấp, cầm cố vay vốn của các tổ chức tín dụng, tháo gỡ một phần khó khăn của DNVVN về thiếu vốn kinh doanh.

Phối hợp với các cấp chính quyền, các cơ quan hữu quan mở các lớp bồi dưỡng chủ DN để nâng cao năng lực sử dụng vốn, tăng khả năng lập dự án, nhằm tăng hiệu quả và giảm thiểu mức rủi ro trong việc vay vốn.

Hai là, phải có các biện pháp cụ thể để xử lý nợ nần dây dưa giữa các

DN nhằm lành mạnh hóa mơi trường tài chính, phải có những biện pháp cụ thể trong việc xử lý thế chấp và giải thể,... tạo điều kiện cho các Ngân hàng thu hồi vốn.

Ba là, nên thành lập "Quỹ hỗ trợ và phát triển DNVVN" ở cấp tỉnh,

huyện, để giúp cho DNVVN vượt qua khó khăn về vốn. Quỹ này có thể sử dụng theo những mục tiêu khác như cho vay, hỗ trợ về lãi suất hoặc bảo lãnh. Ngoài chức năng tài chính quỹ này cịn có thể hỗ trợ cho các nhà cung cấp dịch vụ trong việc tổ chức các khóa đào tạo, tư vấn...

Bốn là, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các DN, đặc biệt là trong các

làng nghề, khắc phục tình trạng có DN thừa vốn, nhưng bên cạnh có các DN trong cùng làng nghề lại thiếu vốn. Mở rộng hình thức tổ chức tiết kiệm và cho vay vốn ở nông thôn để giúp nhau tạo lập cơ sở sản xuất, mở rộng phát triển kinh tế.

Công nghệ là một trong những yếu tố then chốt, quyết định sự thành bại của mỗi DN trong cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, một trong những vấn đề lớn đối với các DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là trình độ cơng nghệ thấp dẫn đến chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh kém. Vì vậy đổi mới cơng nghệ ở các DNVVN và các làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Ngãi là vấn đề cấp bách nhưng cũng vô cùng khó khăn. Để có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế vừa đảm bảo được các mục tiêu xã hội khi giải bài tốn "cơng nghệ" này chúng ta cần có những giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ từ chiến lược phát triển DNVVN.

Đối với DNVVN, điều quan trọng trong việc thay đổi công nghệ là lựa chọn và ứng dụng cơng nghệ thích hợp, khơng nhất thiết cứ phải là cơng nghệ hiện đại, mà cần tìm loại cơng nghệ thích hợp với khả năng về vốn, trình độ cơng nhân cũng như trình độ quản lý của chủ DN nhưng cũng phải phù hợp với xu thế hiện đại.

Tỉnh cần phải có các giải pháp cụ thể để hỗ trợ các DNVVN trong việc thay đổi công nghệ:

+ Tạo môi trường thuận lợi cho DNVVN đổi mới công nghệ.

 Phổ biến và hỗ trợ thông tin để các DN nắm bắt kịp thời về công

nghệ mới, giúp DN lựa chọn đánh giá công nghệ.

 Tạo điều kiện để các DNVVN nhập cuộc thị trường, qua đó sẽ làm

Một phần của tài liệu quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 93 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w