Tiếp tục đổi mới sắp xếp lại các DNNN có qui mơ vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 90 - 93)

Chương 2 : thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh

3.2.2. Tiếp tục đổi mới sắp xếp lại các DNNN có qui mơ vừa và nhỏ

Hầu hết các DNNN thuộc tỉnh quản lý đều có quy mơ vừa và nhỏ (thời điểm cuối năm 2001 là: 37/39, chiếm tỷ lệ 94,87%), các DN này chủ yếu hình thành từ thời quản lý tập trung bao cấp, phát triển thiếu quy hoạch, chức năng, ngành nghề kinh doanh chồng chéo, quy mô nhỏ bé, công nghệ thiết bị lạc hậu. Qua các đợt sắp xếp theo Quyết định 315/HĐBT, Nghị định 388/HĐBT từ 155 DNNN thuộc tỉnh quản lý đến năm 1996 còn 63 DN. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 500/TTg ngày 25/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 20/TTg ngày 20/4/1998 số DN đã giảm từ 63 DN còn 43 DN (1998), 39 DN (2001) và đến tháng 6/2002 chỉ còn 34 DN (kể cả 4 DN thành lập mới). Trong đó đã chuyển giao cho các Tổng cơng ty và các công ty Trung ương quản lý 15 DN, sáp nhập 13 DN thành 5 DN, giải thể 5 DN, cổ phần hóa 4 DN và cổ phần hóa bộ phận 1 DN, thành lập mới 4 DN.

Qua quá trình sắp xếp trên, quy mô DN đã tăng lên rõ rệt, vốn bình quân 1 DN từ 1,8 tỷ đồng năm 1995 đã tăng lên 3,5 tỷ đồng năm 2001. Tỉ lệ số DN không đủ vốn pháp định giảm từ 76% (1995) xuống còn 33% (2001) trên tổng số DN thuộc tỉnh. Phần lớn các DN đã định hướng được hoạt động, một số DN đã có chuyển biến tích cực, hoạt động có hiệu quả hơn. Số DN kinh doanh có hiệu quả từ 17% (1995) tăng lên 54% (2001), số kinh doanh thua lỗ từ 30% (1995) giảm còn 20% (tương ứng 6 DN năm 2001). Số DN hoạt động cầm chừng tuy có lãi nhưng khơng đáng kể là 8 DN. Hầu hết các DN chuyển giao về Trung ương đều có điều kiện phát triển tốt hơn cả về vốn,

trang thiết bị, thị trường tiêu thụ và mở rộng SXKD. Các DN đã cổ phần hóa đều hoạt động có hiệu quả hơn trước [46].

Song bên cạnh đó, trong các DNNN thuộc tỉnh quản lý (chủ yếu là DNVVN) vẫn còn nhiều mặt tồn tại yếu kém như quy mơ vốn bình qn của DN nhỏ, cơng nghệ kỹ thuật còn lạc hậu, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh còn yếu, số DN hoạt động cầm chừng cịn chiếm tỷ lệ lớn, cơng tác cổ phần hóa, giải thể DN tiến hành chậm,... Nguyên nhân là do một số DN, cán bộ quản lý các DN vẫn muốn tồn tại độc lập, không dám mở rộng sản xuất, sợ đổi mới nên hiệu quả hạn chế; trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý DN chưa đáp ứng yêu cầu SXKD trong cơ chế thị trường; tình hình tồn đọng tài chính trong nhiều DN khá nặng nề gây khó khăn trong việc sát nhập các DN; dơi thừa lao động trong các DN khá lớn;... Trước thực trạng đó, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX), tỉnh đã lập đề án về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2002-2005 với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN, để các DNNN trên địa bàn tỉnh (chủ yếu là DNVVN) thực sự là những DN hoạt động có hiệu quả và có sức cạnh tranh cao trong cơ chế thị trường, là lực lượng nòng cốt đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, góp phần quan trọng bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ cơng ích thiết yếu của tỉnh nhà.

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh cần thực hiện một loạt các giải pháp, trong đó tập trung vào:

- Phân loại và định hướng phát triển các DNNN.

+ Nhóm 1: Sát nhập các DN, các đơn vị trực thuộc có cùng ngành

nghề, cùng lĩnh vực hoạt động kinh doanh (dự kiến sát nhập 9DN thành 3 DN); giải thể một số DN thua lỗ kéo dài, khơng cần thiết phải duy trì (dự kiến 1 DN).

+ Nhóm 2: Tiếp tục duy trì 100% vốn nhà nước đối với DNNN đang

động kinh doanh sang hoạt động cơng ích đúng định hướng của Đảng và Nhà nước (dự kiến 2 DN). Những DN này cần được kiện tồn về tổ chức, cán bộ, ưu tiên về tài chính để đổi mới cơng nghệ và trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ cơng ích.

Chuyển giao cho Tổng công ty, công ty Trung ương quản lý một số DNNN, nếu xét thấy việc chuyển giao tạo điều kiện cho DN hoạt động thuận lợi hơn (dự kiến chuyển giao 1 DN).

+Nhóm 3: Tiếp tục chuyển đổi DNNN theo các hình thức sở hữu thích hợp:

Chuyển thành công ty TNHH một thành viên: Gồm một số DNNN hoạt động kinh doanh cần duy trì 100% vốn nhà nước (dự kiến 4 DN), trong năm 2002 tổ chức làm thí điểm 1 - 2 DN.

Chuyển thành CTCP: Ngoại trừ một số DNNN giữ cổ phần chi phối theo đúng quy định của Nhà nước, phần cịn lại Nhà nước khơng cần nắm cổ phần chi phối (dự kiến tiến hành cổ phần hóa 9 DN).

Giao, bán, khốn, cho th DNNN có quy mô nhỏ (1 DN) (xem phụ lục

7).

- Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, nhất là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá, sở, ngành chủ quan để cùng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình đối với cơng tác sắp xếp đổi mới DN.

- Sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN của tỉnh để hỗ trợ giải quyết khó khăn cho các DNNN.

- Tập trung giải quyết tồn đọng về tài chính cho các DN, nhất là công nợ. - Tỉnh nghiên cứu lập quỹ hỗ trợ DN, giúp các DN giải quyết lao động dôi thừa, đào tạo cán bộ, đầu tư và bổ sung vốn cho các DN để các DN tìm thị trường tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh.

- Thực hiện công tác kiểm tra định kỳ đối với DN nhưng tránh chồng chéo gây khó khăn cho DN. Xây dựng cơ chế quản lý dân chủ và cơng khai tài

chính của DN. Tăng cường vai trị của Đảng, sự giám sát của các tổ chức đoàn thể trong DN.

Một phần của tài liệu quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w