Quá trình lịch sử phát triển DNVVN tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 43 - 45)

Chương 2 : thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

2.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1. Quá trình lịch sử phát triển DNVVN tỉnh Quảng Ngãi

Theo các tài liệu lịch sử, DNVVN ở Quảng Ngãi được hình thành cùng với các làng nghề truyền thống. Người dân Quảng Ngãi ngồi nghề trồng lúa cịn có nghề làm đường phèn, đường phổi rất cơng phu và tinh xảo. Các cơ sở chế biến đường có mặt khắp mọi nơi trong tỉnh. Các huyện trong tỉnh đều có các làng nghề truyền thống như nghề dệt ở Chánh Lộ, ở làng Thạch Bi, nghề làm đồ gốm ở Bình Sơn, Sơn Tịnh, nghề thợ đúc ở Mộ Đức, nghề thợ mộc ở Tư Nghĩa, nghề làm ngói ở Sơng Vệ,... Hình thức tổ chức SXKD của nghề thủ công và làng nghề trước đây chủ yếu là kinh tế hộ gia đình hoặc liên gia đình. Cơng nghệ phần lớn là cơng nghệ thủ cơng trong gia đình. Sản phẩm làm ra tiêu thụ chủ yếu ở địa phương trong tỉnh (chỉ có đường được xuất tiêu thụ ngồi tỉnh).

Ở thời kỳ trước giải phóng, cũng như các tỉnh khác trong vùng duyên hải miền Trung, Quảng Ngãi gần như không được chú trọng để phát triển kinh tế nên hầu hết các cơ sở chỉ sản xuất cầm chừng không phát triển.

vài cơ sở sản xuất công nghiệp, cịn một số nhỏ hộ sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh.

Trước thời kỳ đổi mới, Quảng Ngãi xây dựng được một số xí nghiệp quốc doanh. Do hạn chế về vốn nên các xí nghiệp này chỉ có quy mơ nhỏ và chủ yếu do huyện quản lý (51%). Các HTX tiểu thủ công nghiệp, HTX mua bán,... được hình thành nhanh chóng và được hưởng nhiều ưu đãi. Đối với các DNVVN thuộc kinh tế tư nhân hầu như không phát triển do tâm lý "trọng nông, ức thương" của xã hội tiểu nông gắn với tâm lý "ghét nhà giàu" đã thực sự gieo vào xã hội những định kiến nặng nề về kinh tế tư nhân; do cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương chưa phù hợp nên khơng khuyến khích các tầng lớp nhân dân bỏ vốn vào SXKD.

Đến năm 1986, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Chủ trương này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt các cơ sở sản xuất tư nhân, cá thể, hộ gia đình ra đời và phát triển. Đồng thời khi chuyển sang cơ chế thị trường, hầu hết các xí nghiệp quốc doanh, các HTX đều khơng thích nghi được với cơ chế mới, làm ăn thua lỗ nên dần dần tan rã, giải thể. Chỉ tính riêng ngành cơng nghiệp, năm 1990 tồn tỉnh có 43 cơ sở công nghiệp quốc doanh, 419 cơ sở công nghiệp tập thể, 6 cơ sở tư nhân và 7.648 cơ sở cơng nghiệp cá thể thì đến năm 2000 tồn tỉnh có 17DNNN, 9HTX, 30DNTN, 11 công ty TNHH và CTCP và 11.887 hộ kinh doanh cá thể [6, tr. 74]. So sánh số liệu qua 10 năm (năm 2000 so với năm 1990) của ngành cơng nghiệp ta thấy xí nghiệp quốc doanh giảm 26 xí nghiệp, tỷ lệ giảm 60%; hợp tác xã giảm 410 cơ sở, tỷ lệ giảm 97,8%; cơ sở tư nhân tăng 35 cơ sở, tỷ lệ tăng 583%; hộ kinh doanh cá thể tăng 4.239 hộ, tỷ lệ tăng 55,4%. Như vậy từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể giảm mạnh, đồng thời kinh tế tư nhân có những bước phát triển nhảy vọt, các DNVVN ngoài quốc doanh được phát triển mạnh. Sau khi có Luật Cơng ty và Luật DNTN (1991), đặc biệt là khi có Luật DN (1999)

DNVVN ngồi quốc doanh tăng nhanh về số lượng, mở rộng ngành nghề, quy mô ngày càng lớn.

Bảng 2.3: Sự phát triển của DNVVN (DNTN, CTTNHH, CTCP)

trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (số liệu từ năm 1996 đến 2001)

Đến năm

Tổng cộng D.N tư nhân Công ty TNHH Công ty cổ phần Số

DN trưởng (%)Mức tăng Vốn đăng ký(tr. đồng) DNSố Vốn đăng ký(tr. đồng) Số DN Vốn đăng ký(tr. đồng) DNSố Vốn đăng ký(tr. đồng)

1996 87 26,1 37.367,7 71 26.664,7 16 10.703 1997 104 19,5 107.445,7 83 29.638,7 20 28.807 1 49.000 1998 113 8,65 121.609,7 87 31.274,7 24 40.460 2 49.875 1999 137 21,24 144.045,8 101 39.662,5 33 53.807,3 3 50.576 2000 190 38,69 209.769,8 138 65.124,5 46 89.223,3 6 55.422 2001 284 49,47 322.307 196 120.932 81 134.165 7 67.210

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ngãi.

Với việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, với sự ra đời của Nghị định 90/2001/NĐ-CP, Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ Quảng Ngãi lần thứ XVI, các DNVVN Quảng Ngãi sẽ có xu hướng và điều kiện phát triển mạnh hơn nữa.

Một phần của tài liệu quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w