Chương 2 : thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
2.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
2.2.2.4. Hiệu quả kinh doanh của các DNVVN
Với quy mô vừa và nhỏ, các DNVVN dễ dàng phát huy những lợi thế của mình: tính linh hoạt cao, thích ứng với sự biến động của thị trường, khả năng thay đổi mặt hàng, mẫu mã nhanh theo thị hiếu của khách hàng, sử dụng nguyên liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương,... để từ đó dẫn đến hoạt động SXKD đạt hiệu quả. Đặc biệt đối với DN thuộc kinh tế tư nhân, xét trên giác độ quản lý cá nhân chủ DN có tồn quyền quyết định độc lập, do đó có thể đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, mọi hoạt động SXKD tiến hành một cách linh hoạt ứng phó nhanh và có hiệu quả thiết thực. Cá nhân chủ sở hữu được quyền hưởng tất cả lợi nhuận tạo ra, điều đó thúc đẩy và tạo động lực cho người chủ làm việc chăm chỉ, cần cù hơn. Phần lớn DNTN đều có quy mơ nhỏ, giữa người chủ và người thợ có mối quan hệ bà con, họ hàng, bạn bè, quen biết tin cậy nhau, có thiên hướng tạo ra sự hịa hợp trong DN. Vì vậy đa số các DN đều có những điều kiện thuận lợi để kinh doanh có hiệu quả, tốc độ chu chuyển của vốn nhanh, điển hình như DN Kim Chung trong năm 2001 có doanh thu 17.107 triệu đồng tương ứng với số vốn đầu tư: 600 triệu đồng, Cơng ty tư vấn cầu đường có doanh thu 2.134 triệu đồng trong khi vốn đầu tư chỉ có 198 triệu đồng... Gần đây, một số DNTN ngành thủy sản và chế biến lâm sản đã tham gia làm hàng xuất khẩu, tạo hướng đi mới, nhằm khai thác lợi thế, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương. Song với thực trạng khó khăn hiện tại (vốn, cơng nghệ, trình độ lao động, quản lý kinh doanh...) nên hầu hết các đơn vị mới chỉ có khả năng tồn tại được trong thị trường cạnh tranh, số lãi đạt được ở từng DN còn thấp, hiệu quả sinh lời của đồng vốn chưa cao. Theo
số liệu thống kê chưa đầy đủ của Cục thuế Quảng Ngãi, trong số 200/284 DN kinh tế tư nhân gửi báo cáo năm 2001, tổng số doanh thu thuần các DN đạt được là 557.690 triệu đồng, số DN hoạt động hịa vốn và có lãi là 161/200 DN với số lãi 5.957 triệu đồng, số DN hoạt động còn bị lỗ là 39/200 DN với số lỗ là 1.552 triệu đồng, hiệu suất sinh lời của đồng vốn là 0,0269.
Đối với HTX, theo báo cáo của Hội đồng Liên minh các HTX Quảng Ngãi trong năm 2001 tồn tỉnh có 21/49 HTX loại khá (là HTX hoạt động SXKD có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và có lãi rịng hàng năm đạt từ 50 triệu đồng trở lên); có 25/49 HTX loại trung bình (là HTX hoạt động SXKD không ổn định, phương án SXKD vẫn như trước khi chuyển đổi, làm nghĩa vụ đối với Nhà nước chưa đầy đủ và lãi ròng hàng năm đạt dưới 50 triệu đồng); 3/49 HTX yếu kém (là HTX trong hoạt động SXKD cịn gặp nhiều khó khăn, các ngun tắc của HTX và nghĩa vụ đối với Nhà nước không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, thu nhập của HTX chỉ đủ nuôi bộ máy quản lý). Tổng doanh thu các HTX phi nông nghiệp thực hiện được trong năm 2001 là 25.940 triệu đồng, tổng số lãi thực hiện là 1.534 triệu đồng, tổng số lỗ là 12 triệu đồng [18, tr. 3].
Đối với các DNNN, qua sắp xếp, đổi mới phần lớn các DN đã khai thông được bế tắc trong SXKD, hoạt động có hiệu quả hơn, lợi nhuận và nộp ngân sách đều tăng hơn trước. Số DN kinh doanh có hiệu quả từ 17% (năm 1995) tăng lên 54% năm 2001, số kinh doanh thua lỗ từ 30% (năm 1995) giảm còn 20% (năm 2001). Số DN hoạt động cầm chừng tuy có lãi nhưng khơng đáng kể cịn chiếm 26% tổng số DNNN địa phương [46, tr. 2].
Về khả năng đóng góp vào ngân sách nhà nước của các DNVVN thì chỉ tính đóng góp của DNVVN thuộc DNNN địa phương trong những năm qua (1996-2000) có xu hướng giảm: năm 1996 là 15,389 tỷ đồng; 1997 là 12,599 tỷ đồng; 1998 là 9,849 tỷ đồng; 1999 là 9,245 tỷ đồng; 2000 là 11,829 tỷ đồng nhưng số thu thuế cơng thương ngồi quốc doanh có xu thế tăng lên:
1996 là 33,101 tỷ đồng; 1997 là 28,901 tỷ đồng; 1998 là 30,095 tỷ đồng; 1999 là 32,538 tỷ đồng; 2000 là 48,594 tỷ đồng; 2001 là 42,609 tỷ đồng. So với số thu cả tỉnh chỉ tính riêng số thuế của kinh tế tư nhân thì năm 2001 đã chiếm gần 25% tổng thu thuế trên địa bàn.