Tiềm lực DNVVN ở tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 48 - 54)

Chương 2 : thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

2.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

2.2.2.2. Tiềm lực DNVVN ở tỉnh Quảng Ngãi

- Vốn.

Tiềm lực về vốn của một DN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của DN. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, nếu tiềm lực vốn DN càng lớn thì DN càng có khả năng cạnh tranh trên thương trường. Trong điều kiện một tỉnh mới được chia tách, ngân sách tỉnh có nhiều

khó khăn, vốn đầu tư của các DN ở mức quá thấp. Tại thời điểm năm 1995 tỷ lệ DNNN địa phương không đủ vốn pháp định là 76%, năm 1998: 62,79% đến năm 2001 tỷ lệ DN không đủ vốn pháp định đã giảm xuống cịn 33%, quy mơ DN từ khi sắp xếp đổi mới đến nay đã tăng lên rõ rệt, vốn bình quân 1 DN từ 1,8 tỷ đồng năm 1995 đã tăng lên 3 tỷ đồng năm 2001. Song số DN có vốn dưới 5 tỷ đồng cịn chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 60%, thậm chí có DN vốn dưới 500 triệu đồng [27, tr. 10].

Đối với DN thuộc kinh tế tư nhân, với sự thơng thống của môi trường pháp lý, với cơ chế chính sách phù hợp, khu vực kinh tế này đã thu hút một lượng vốn lớn trong dân cư để đầu tư vào SXKD, số cơ sở SXKD, quy mô vốn đầu tư ngày càng tăng lên. So với thời điểm năm 1996, năm 2001 vốn ĐKKD bình quân 1 DN tăng gấp 2,6 lần.

Bảng 2.6: Tổng số vốn kinh doanh của các DNVVN

trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2001

Loại hình doanh nghiệp Tổng số Cơng nghiệp, khai thác chế biến lâm hải sản

Xây dựng Thương mại Dịch vụ Số DN Số tiền (tr.đ) Vốn bình quân (tr.đ/DN) Số DN Số tiền (tr.đ) Số DN Số tiền (tr.đ) Số DN Số tiền (tr.đ) Số DN Số tiền (tr.đ) TỔNG SỐ 15.50 9 5.047 134 5.879 4.449 DNNN TƯ 8 37.489 4.686 4 15.096 2 14.575 2 7.818 DNNN ĐP 37 108.988 2.945,6 15 41.713 3 20.933 7 13.568 12 32.774 HTX 49 26.650 543,9 12 5.461 3 600 1 575 33 20.014 DNTN 196 120.932 617 44 41.190 126 148.261 78 56.792 36 76.064 CT TNHH 81 134.165 1.656,4 CTCP 7 67.210 9.601,4 Hộ KD cá thể 15.131 329.856 21,8 4.972 5.793 4.366

Mặc dù có sự tăng lên đáng kể về luợng vốn được đầu tư và kinh doanh so với nhu cầu vốn thực tế cần thiết để đơn vị có đủ điều kiện mua sắm trang thiết bị hiện đại, cải tiến công nghệ... thì lượng vốn như trên cịn q thấp. Trong khu vực kinh tế tư nhân có đến gần 50% DN có số vốn dưới 500 triệu đồng, 70% DN có số vốn dưới 1 tỷ đồng. Nguyên nhân:

+ Đối với các DNTN bất lợi nhất và trước hết là chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của cá nhân chủ sở hữu tài sản. Có nghĩa là, tài sản cá nhân của các chủ sở hữu tài sản không đầu tư vào kinh doanh đều có thể bị bên thứ ba thu giữ để thực hiện nghĩa vụ cam kết. Điều đó làm cho DN sợ đầu tư mở rộng để phát triển DN với quy mô lớn hơn.

+ Khi chủ DNTN bị ốm hoặc mất khả năng làm việc thì DN hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, có thể bị giải thể hoặc xảy ra phá sản. Nếu chủ DNTN bị chết thì sự tồn tại của DN cũng chấm dứt; sự bất ổn này cũng là yếu tố gây khó khăn trong việc vay, mượn tiền từ nhiều người khác.

+ Là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người rất thấp (khoảng 192 USD/người/năm) nên tiềm lực vốn nhàn rỗi trong dân cư không lớn.

+ Khả năng tiếp cận các nguồn vốn của DNTN rất hạn chế, ngồi nguồn vốn tự có, kinh tế tư nhân trong tỉnh chủ yếu là vay tín dụng qua ngân hàng để đầu tư vào sản xuất và mở rộng SXKD. Đối với các nguồn vốn như: vốn vay ưu đãy từ Quỹ hỗ trợ phát triển, các dự án Chính phủ, các nguồn vốn từ nước ngoài,... chưa được tiếp cận.

+ Do trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ chủ DN chưa qua đào tạo đầy đủ nên khả năng liên doanh, liên kết trong kinh doanh còn nhiều hạn chế.

+ Do khả năng kinh doanh thấp, lợi nhuận thấp nên tích lũy vốn của các DNVVN còn hạn chế.

Đối với các DNVVN là DNNN, nhìn chung từ khi thực hiện Nghị định 388/NĐ-CP, các DN làm ăn kém hiệu quả đã bị giải thể hoặc sát nhập, những DN cịn lại trong q trình sắp xếp lại đã bắt đầu quan tâm đến việc đầu tư đổi mới thiết bị bằng nhiều nguồn vốn khác. Đồng thời một số DN mới xây dựng đã đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. Song do hạn chế thơng tin về công nghệ nên hầu hết các dây chuyền sản xuất mới đầu tư xây dựng đều khá lạc hậu so với công nghệ tiên tiến hiện thời của thế giới. Mặt khác, do kinh doanh kém hiệu quả, khả năng tích lũy chưa có nên nguồn vốn đầu tư, cải tiến trang thiết bị cịn rất hạn chế, nhìn chung MMTB và cơng nghệ ở các DN cịn lạc hậu, chậm đổi mới. Qua kết quả khảo sát về thực trạng công nghệ, MMTB của các DNNN thuộc tỉnh quản lý (năm 2000) chỉ có 1/28 DN có cơng nghệ tiên tiến, 25/28 DN có cơng nghệ trung bình và 2/28 DN có cơng nghệ lạc hậu. Hệ số đổi mới thiết bị bình quân của các DN là 27,8%, thậm chí có đến 10/28 DN khơng hề đổi mới thiết bị, công nghệ mặc dù MMTB đã lạc hậu, TSCĐ đã cũ.

Đối với các DNVVN ngoài quốc doanh, phần lớn các DN này trước khi thành lập thiếu sự chuẩn bị về kiến thức kinh doanh, công nghệ, thị trường cộng thêm vào là số vốn ít ỏi nên trang thiết bị sản xuất hầu hết là sản xuất trong nước, mà trước hết là mua lại trang thiết bị của các DNNN. Song với tính linh hoạt, nhanh nhẹn của thành phần kinh tế này, để đáp ứng nhu cầu của kinh doanh trong cơ chế thị trường, các DN đã tìm mọi cách xoay xở để đổi mới, cải tạo trang thiết bị phục vụ sản xuất, song tuyệt đại đa số cũng chỉ ở trình độ cơng nghệ trung bình. Năm 2000 trong 190 DN có 6 DN (3,2%) có trình độ kỹ thuật và cơng nghệ tiên tiến, trung bình có 177 DN (93,2%), lạc hậu có 7 DN (68%).

Bảng 2.7: Trình độ kỹ thuật và cơng nghệ của các DNVVN

TT Loại hình doanh nghiệp

Tổng số Trình độ kỹ thuật và cơng nghệ Số

lượng %

Tiên tiến Trung bình Lạc hậu Số

lượng % lượngSố % lượngSố %

1 DN tư nhân 138 100 3 2,17 129 93,48 6 4,35 2 Công ty TNHH 46 100 3 6,52 43 93,48

3 Công ty cổ phần 6 100 5 83,3 1 16,6

Tổng cộng 190 100 6 3,2 177 93,2 7 3,68

Nguồn: Cục Thống kê Quảng Ngãi.

Nhận thức được sự cần thiết của vấn đề, các DN càng đặc biệt quan tâm đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhất là các DN chế biến thủy sản và lâm sản xuất khẩu. Qua kết quả khảo sát kinh tế tư nhân trong tỉnh (khảo sát ở 27 DN vào thời điểm cuối năm 2001), bản thân các chủ DN tự đánh giá về trình độ cơng nghệ sản xuất của DN mình vào thời điểm năm 2000: khá: 7, trung bình: 19, kém: 1, nhưng đến tháng 6/2001 thì khá: 9, trung bình: 18 (xem phụ lục 3).

DN khu vực sản xuất cá thể, hầu hết MMTB, công nghệ lạc hậu, lao động thủ công là chủ yếu. Giá trị MMTB chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của cơ sở sản xuất. Điều đó dẫn đến năng suất lao động thấp, mẫu mã sản phẩm xấu, giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường là rất yếu.

- Về nhân lực

Về số lượng, tổng số lao động trong các DNVVN tính đến thời điểm ngày 31/12/2001 là 104.176 người, chiếm 18,24% lực lượng lao động, bằng 14,92% nguồn nhân lực của cả tỉnh. Với 15.131 hộ kinh doanh cá thể và 284 DN tư nhân và 49 HTX đã thu hút gần 100.000 lao động thuộc các ngành nghề khác. Các DNNN thuộc loại hình vừa và nhỏ do tỉnh quản lý có 37 đơn vị và số lao động là 2.915 người. DNVVN do Trung ương quản lý có 8 đơn vị và số

lượng lao động là 1.686 người (xem phụ lục 1). Đó là số lao động thường xun trong các DN. Ngồi ra số lao động thời vụ có đến hàng ngàn, đặc biệt là các DN của ngành xây lắp.

Phương pháp tuyển dụng lao động ở các DN này chủ yếu thông qua giới thiệu của bạn bè, người thân và qua tiếp xúc cá nhân. Việc đào tạo lao động trong DN chưa được chú trọng, trình độ lao động trong các DNVVN chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, trình độ văn hóa thấp, thiếu kỹ năng lao động (xem phụ lục 2). Số lao động qua đào tạo bình quân chỉ đạt 12% tổng số lao động nhưng chủ yếu là trong các DNNN, CTCP, TNHH hoặc DNTN, còn trong các hộ kinh doanh cá thể thì hầu hết lao động chưa qua đào tạo [15, tr. 2].

Về việc ký kết hợp đồng lao động và thực hiện chế độ bảo hiểm cho người lao động, mặc dù trong năm qua đã được chủ DN quan tâm song chiếm tỷ lệ cịn khá khiêm tốn. Qua kết quả khảo sát tình hình SXKD của 27 DN cho thấy: số người có ký hợp đồng lao động tính đến tháng 6/2001 là 174/813 chiếm tỷ lệ 21,4% (tăng 5,4% so với thời điểm năm 2000). Số người có bảo hiểm xã hội là 94/813 chiếm tỷ lệ 11,57% (tăng 4,47% so với thời điểm năm 2000) (xem phụ lục 3).

- Về trình độ quản lý SXKD

Trong nền kinh tế thị trường, thiết yếu địi hỏi cần phải có một đội ngũ những người quản lý DN có kinh nghiệm, có bản lĩnh đồng thời phải nắm vững lý thuyết quản trị DN, hiểu biết luật pháp,... Nhận thức được sự cần thiết đó những năm qua tỉnh đã chú trọng trong việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ quản lý DN, nhất là đối với DNNN. Đến nay thực trạng trình độ chun mơn của đội ngũ quản lý DNVVN trên địa bàn Quảng Ngãi như sau: Giám đốc các DNNN Trung ương 100% có trình độ đại học, giám đốc các DNNN địa phương 100% có trình độ trung cấp trở lên. Trong các HTX, trình độ chun mơn của đội ngũ quản lý: Đại học, cao đẳng chỉ có 8 người (5,4%), trung cấp: 41 người (27,89%), sơ cấp: 20 người (13,6%), chưa qua đào tạo: 78 người (53,06%)

trên cơ sở sắp xếp lại sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý DNNN và HTX nên nhiều chủ DN là CBCNV nhà nước do vậy số có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 24,7%, song cũng cịn đến 64,75% chủ DN chưa có bằng cấp (xem phụ

lục 5). Đối với chủ cơ sở sản xuất cá thể, phần lớn các chủ cơ sở sản xuất này

được kèm cặp qua thực tế, được gia đình truyền nghề, tự học hoặc nâng cao kiến thức qua các lớp bồi dưỡng ngắn,... Nhìn chung có thể nói, phần lớn các chủ DNVVN rất ít được trang bị kiến thức quản lý một cách hệ thống, nhiều chủ DN chưa qua đào tạo, kiến thức quản lý thông qua kinh nghiệm là chủ yếu. Chính vì vậy mà khả năng quản lý kinh doanh còn nhiều hạn chế, tiếp cận thị trường chưa được mở rộng, khả năng liên doanh, liên kết chưa được mạnh dạn. Thêm vào đó tình trạng khá phổ biến trong các DNVVN là các chủ DN ít hiểu biết về pháp luật, chính sách kinh tế, chế độ kế tốn,... đó là những trở ngại khơng nhỏ đối với DNVVN trong hoạt động SXKD trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Một phần của tài liệu quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w