Phát triển các tổ chức đại diện, tổ chức tư vấn và tổ chức quản lý đối với các

Một phần của tài liệu quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 109 - 121)

Chương 2 : thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh

3.2.5. Phát triển các tổ chức đại diện, tổ chức tư vấn và tổ chức quản lý đối với các

với các DNVVN

Nhằm củng cố và thúc đẩy các DNVVN phát triển có hiệu quả, lâu dài, bền vững theo định hướng chung, thông qua nghiên cứu thực trạng của DNVVN và yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thực tiễn đòi hỏi cần một tổ chức đầu mối với một mạng lưới hỗ trợ nhằm phát triển các DNVVN. Việc xác lập một tổ chức đầu mối đòi hỏi phải khẳng định các chức năng chủ yếu của nó là tham mưu giúp Chính phủ và chính quyền địa phương tạo môi trường thuận lợi cho phát triển DNVVN, điều phối các hoạt động giúp các DNVVN từ việc đào tạo, tiếp thị, làm cầu nối giữa DNVVN với các cơ quan quản lý của Nhà nước, các ngành, các hiệp hội, nhằm phát triển SXKD, chuyển giao cơng nghệ... có hiệu quả. Chính vì thế theo NĐ 90/2001 đã quy định thành lập hai tổ chức mới để xúc tiến phát triển DNVVN. Đó là: Cục phát triển DNVVN và Hội đồng khuyến khích phát triển DNVVN. Trên địa bàn tỉnh, để hỗ trợ và khuyến khích phát triển DNVVN cần:

- Thành lập tổ chức xúc tiến phát triển DNVVN của tỉnh để chuyên trách theo dõi, tổng hợp, đề xuất thể chế, chính sách khuyến khích DNVVN trong từng thời kỳ cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phối hợp với các sở, ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện.

- Tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hơn nữa sự hoạt động của Trung tâm hỗ trợ và đầu tư phát triển HTX&DNVVN của tỉnh.

- Khuyến khích thành lập các tổ chức trợ giúp DNVVN như hiệp hội, Câu lạc bộ DN (gọi tắt là hiệp hội DN). Đó là các tổ chức xã hội - nghề nghiệp nhằm khai thác mọi nguồn lực của xã hội, kể cả thu hút tài trợ từ bên ngoài, để phát triển các hoạt động trợ giúp một cách trực tiếp, có hiệu quả thiết thực cho DNVVN. Các hiệp hội DN này có thể tổ chức theo địa bàn địa phương, theo

ngành nghề để cùng nhau thương thảo giải quyết vấn đề mà từng DN riêng lẻ không tự giải quyết, để hỗ trợ nhau trong kinh doanh, đồng thời làm vai trò cầu nối giữa các hội viên với cơ quan của Chính phủ, đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của DNVVN.

- Tăng cường cán bộ quản lý các DNVVN trong các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện, đặc biệt là các bộ phận như ĐKKD của Sở Kế hoạch và Đầu tư, bộ phận quản lý DNVVN trong các Sở Công nghiệp, Sở Thương mại...

- Tăng cường chức năng của bộ máy quản lý nhà nước đối với DNVVN theo hướng tăng thêm chức năng cho một số cơ quan, bộ phận hiện có như: chức năng kiểm tra sau ĐKKD cho Phịng ĐKKD, chức năng quy hoạch và định hướng phát triển cho các Sở chuyên ngành, chức năng cung cấp thơng tin... Ngồi ra, cần phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các chức năng được giao giữa các cơ quan hữu quan trong việc quản lý và hỗ trợ các DNVVN.

- Thực hiện tốt chức năng kiểm soát đối với DN nhằm ngăn ngừa hạn chế các vi phạm, việc kiểm tra các hoạt động SXKD của DNVVN phải được thực hiện theo đúng chức năng, thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng để tránh trùng lắp, tránh gây phiền hà khơng đáng có cho các DN.

KẾT LUẬN

Phát triển DNVVN trong nền kinh tế quốc dân có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng và mang tính lâu dài. Việc thúc đẩy sự phát triển các DNVVN sẽ góp phần rất quan trọng vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo…

Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, Quảng Ngãi là một tỉnh nông nghiệp, dân số chủ yếu sống ở nông thôn và làm nghề nông. Đây là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có những tiềm năng quan trọng như vị trí địa lý, có nhiều làng nghề truyền thống, có khu cơng nghiệp Dung Quất, có lực lượng lao động dồi dào, người dân năng động, sáng tạo, cần cù. Tuy nhiên, tỉnh cũng có khơng ít khó khăn trong việc phát triển kinh tế nói chung và các DNVVN nói riêng.

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội. Trong những thành cơng đó có sự đóng góp đáng kể của các DNVVN. Các DN này với những lợi thế của mình đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập dân cư, góp phần tăng trưởng kinh tế và giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề xã hội của tỉnh hiệu quả.

Trong thời gian qua, các cấp, các ngành ở tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực cho các DNVVN trong hoạt động kinh doanh dưới nhiều hình thức, trong đó đặc biệt thơng qua cơ chế, chính sách hỗ trợ. Tuy vậy, đến nay các DNVVN trên địa bàn tỉnh vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, trở ngại như thiếu vốn, trình độ tay nghề thấp, cơng nghệ lạc hậu, thiếu thơng tin, mơi trường kinh doanh chưa bình đẳng… Để hỗ trợ các DNVVN phát triển SXKD, tăng cường vai trò của các DN này trong sự nghiệp CNH, HĐH, tỉnh cần tích

cực hơn nữa trong việc giúp đỡ và có các biện pháp hỗ trợ thiết thực. Trong khn khổ đề tài này, tác giả đã đưa ra một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm góp phần phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau đây:

Một là, các địa phương muốn thúc đẩy phát triển DNVVN cịn phụ

thuộc rất lớn vào pháp luật, đường lối, chính sách ở Trung ương, do đó kiến nghị Trung ương tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách như chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách vốn - tín dụng,... để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương triển khai thực hiện tốt hơn nhằm khuyến khích, hỗ trợ tích cực cho các DNVVN phát triển.

Hai là, Trung ương cần xây dựng và thực hiện một cơ chế, một kế

hoạch cung cấp các thông tin cơ bản về mọi DN đã ĐKKD để các cơ quan nhà nước cũng như cơng chúng có thể dễ dàng thu thập được các thơng tin về một DN nào đó nhằm tạo ra sự tin tưởng, ngăn ngừa trình trạng lừa đảo trong quan hệ kinh doanh.

Ba là, Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo, việc phát triển DNVVN trên địa

bàn tỉnh cịn gặp phải nhiều khó khăn. Do đó rất mong sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của Trung ương đối với tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là sự hỗ trợ về vốn. Đánh giá đúng thực trạng và đề ra được các giải pháp hữu hiệu để phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện nay là vấn đề rất phức tạp. Sự phức tạp thể hiện ở chỗ mơ hình DNVVN tồn tại trong nhiều thành phần kinh tế, trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, liên quan đến nhiều cơ quan, sở, ban, ngành trong tỉnh. Trong khi đó tỉnh vẫn chưa có sự thống nhất, chưa có quy định cụ thể về tiêu chí DNVVN (mặc dù Nghị định 90/2001/NĐ-CP đã quy định rất rõ), chưa có chính sách riêng biệt cụ thể cho loại hình DNVVN, chưa có cơng trình, đề án nào nghiên cứu đầy đủ về mơ hình DN này (chỉ có một số báo cáo chun đề về kinh tế tư nhân) nên luận văn gặp rất nhiều khó khăn

trong q trình nghiên cứu, đặc biệt là vấn đề tìm hiểu và tổng hợp số liệu. Mặc dù tác giả luận văn đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn cịn có sai sót, cịn những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung. Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, chỉ giáo quý báu của các nhà khoa học, các đồng nghiệp. Hy vọng sau khi hoàn thành, bản luận văn sẽ mang được tính khả thi, sẽ đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, góp phần chung vào sự phát triển Quảng Ngãi trở thành một tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Đình Bách (2001), Đổi mới, tăng cường thành phần kinh tế Nhà nước

- Lý luận, chính sách và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Ban cán sự Đảng Chính phủ (2001), Đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát

triển DNNN, Hà Nội.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1999), Báo cáo nghiên cứu hồn thiện chính sách

kinh tế vĩ mơ và đổi mới các thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy sự phát triển của các DNVVN tại Việt Nam, Hà Nội.

4. Trần Minh Châu (2000), "Hỗ trợ DNVVN trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực", Nghiên cứu lý luận, (3), tr. 29-31.

5. Nguyễn Cúc (2000), Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh

nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đến năm 2005, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

6. Cục thống kê Quảng Ngãi (2000), Quảng Ngãi: Tiềm năng và động thái

kinh tế 1990 - 1999, Xí nghiệp in Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.

7. Cục thống kê Quảng Ngãi (2001), Niên giám thống kê 1996 - 2000, Cơng ty in Thống kê và sản xuất bao bì Huế, Huế.

8. Cục thuế Quảng Ngãi (2002), Báo cáo tổng kết công tác thu thuế năm

2001, Quảng Ngãi.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần

thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

13. Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

Quảng Ngãi lần thứ XVI, Xí nghiệp in Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.

14. Vũ Bá Định (2001), "Từ kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ vốn đối với DNVVN", Thương mại, (1), tr. 31-32.

15. Trịnh Quang Hạo (2002), "Kinh tế tư nhân ở Quảng Ngãi. Thực trạng và định hướng phát triển ", Báo Quảng Ngãi, (1175), tr. 1-2.

16. Hoàng Văn Hoa (2002), "Tạo điều kiện để DNVVN phát triển", Báo Nhân

dân, (17.128), tr. 6

17. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Báo cáo kết quả nghiên

cứu dự án chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN trong nông thôn Việt Nam, Hà Nội.

18. Hội đồng Liên minh các HTX Quảng Ngãi (2001), Báo cáo tổng kết kinh

tế hợp tác và HTX phi nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.

19. Đỗ Mạnh Khởi (2000), "Một số kiến nghị hồn thiện chính sách kinh tế vĩ mơ, nhằm thúc đẩy sự phát triển các DNVVN ở Việt Nam", Kinh tế

và dự báo, (3), tr. 17-18.

20. Vương Liêm (2000), Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

21. Lương Tấn Luận (2002), "Để tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Cơ chế tài chính cần đi trước một bước", Thuế nhà nước, (8), tr. 62-63. 22. Dương Bá Phượng (1996), Phát triển DNVVN ở nông thơn trong q trình

cơng nghiệp hóa và chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

23. Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quảng Ngãi (2000), Báo cáo kết

quả khảo sát đánh giá thực trạng máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất của các DNNN tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.

24. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Quảng Ngãi (2001), Thực trạng và

giải pháp giải quyết lao động và việc làm ở nông thôn Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.

25. Sở Công nghiệp Quảng Ngãi (2001), Công nghiệp Quảng Ngãi thực hiện

mục tiêu, nhiệm vụ phát triển ngành trong giai đoạn 2001 - 2005,

Quảng Ngãi.

26. Sở Thủy sản Quảng Ngãi (2001), Đề án phát triển thủy sản tỉnh Quảng

Ngãi đến năm 2005 và 2010, Quảng Ngãi.

27. Sở Tài chính vật giá Quảng Ngãi (1999), Chiến lược tài chính giai đoạn

2000-2010, Quảng Ngãi.

28. Sở Tài chính vật giá Quảng Ngãi (2002), Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh DNNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2001,

Quảng Ngãi.

29. Sở Tài chính vật giá Quảng Ngãi (2002), Tổng hợp báo cáo tài chính

DNNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2001, Quảng Ngãi.

30. Nguyễn Thanh Sơn (2002), "Cơ chế tài chính đối với kinh tế tư nhân: Nắm cái gì và thả cái gì?", Tài chính, (451), tr. 91-92

31. Schumacher (1994), "Nhỏ là đẹp. Về lợi thế của quy mô vừa và nhỏ trong

kinh tế", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

32. Lê Viết Thái, Trần Đình Hào, Nguyễn Đình Cung, Tơ Đình Thái, Hồng Văn Thành (2000), Báo cáo nghiên cứu DNVVN - Hiện trạng và

những kiến nghị giải pháp, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

33. Hồng Cơng Thi, Phạm Thị Hồng Vân (2000), Tạo lập mơi trường tài chính

bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội.

34. Phạm Ngọc Thước (1999), "DNVVN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - Thực

trạng và giải pháp", Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

35. Tỉnh ủy Quảng Ngãi (2001), Báo cáo kết quả khảo sát kinh tế tư nhân

(loại hình DNTN, công ty TNHH, CTCP, Quảng Ngãi.

36. Tỉnh ủy Quảng Ngãi (2001), Thực trạng tình hình và một số giải pháp

37. Tỉnh ủy Quảng Ngãi (2002), Chương trình hoạt động thực hiện Nghị

quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa IX về việc tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, Quảng Ngãi.

38. Nguyễn Mỹ Trinh (2000), "DNVVN ở nước ta. Tiềm năng và hạn chế",

Phát triển kinh tế , (114), tr. 23-24.

39. Trung tâm hỗ trợ, phát triển HTX- DNVVN Quảng Ngãi (2001), Những

văn bản hiện hành cần thiết dành cho cán bộ quản lý: HTX, DNVVN,

Xí nghiệp in Quảng Ngãi , Quảng Ngãi.

40. Nguyễn Minh Tú (2001), Một số vấn đề cơ bản về đổi mới kinh tế vĩ mô

trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

41. Vũ Quốc Tuấn, Hồng Thái Hịa (2001), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và

vừa: Kinh nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

42. Vũ Quốc Tuấn (2001), "Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa", Thời báo

kinh tế Việt Nam, (147), tr. 12.

43. Vũ Quốc Tuấn (2001), Doanh nghiệp doanh nhân trong kinh tế thị trường, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

44. Đỗ Minh Tuấn (2002), "Sử dụng chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ", Tài chính, (7), tr. 24-27.

45. UBND tỉnh Quảng Ngãi (1995), Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh

Quảng Ngãi thời kỳ 1996-2010, Xí nghiệp in Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.

46. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2002), Đề án sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng

cao hiệu quả DNNN tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2002-2005, Quảng Ngãi.

47. UBND tỉnh Sơn La (2000), Phát triển DNVVN để thực hiện CNH, HĐH

nông nghiệp và nông thôn ở Sơn La, Sơn La.

48. Viện Chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề

trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SXKD CỦA DOANH NGHIỆP (SỐ LƯỢNG: 27 DN)

TT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 tháng 6/2001Tính đến

1 Tổng giá trị sản phẩm

Trong đó: Giá trị sản phẩm xuất khẩu

Tr. đồng Tr. USD 159.841,4 0,668 82.786,7 0,274 2 Tổng vốn kinh doanh - Tổng vốn đăng ký - Tổng vốn đăng ký đã thực hiện - Tổng vốn đầu tư kinh doanh Trong đó: Vốn vay - Tổng vốn cố định

Một phần của tài liệu quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 109 - 121)

w