Đánh giá những mặt được và chưa được của DNVVN trên địa bàn Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 74 - 75)

Chương 2 : thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

2.2.4.1Đánh giá những mặt được và chưa được của DNVVN trên địa bàn Quảng Ngãi

2.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

2.2.4.1Đánh giá những mặt được và chưa được của DNVVN trên địa bàn Quảng Ngãi

địa bàn Quảng Ngãi

- Những mặt được:

Nhìn chung các DNVVN được phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh với nhiều loại hình: DNTN, cơng ty TNHH, hộ kinh doanh cá thể,... với các ngành nghề đa dạng trong các lĩnh vực: công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, xây dựng, thương mại, dịch vụ,... đã đáp ứng phần lớn nhu cầu về ăn ở, sinh hoạt cho nhân dân, đóng góp quan trọng vào kinh tế tỉnh nhà, khởi động các nguồn lực vào SXKD, tạo thêm việc làm, ổn định chính trị - xã hội của tỉnh.

Trong những năm gần đây do áp lực của cơ chế thị trường, các DNVVN Quảng Ngãi đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, thay đổi phương thức tổ chức quản lý SXKD, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ,... nên đa số các DNVVN làm ăn có hiệu quả đang mở rộng quy mô SXKD làm cho thị trường tỉnh ngày thêm sôi động. Cùng với các DN lớn, DNVVN đã góp phần giải phóng năng lực sản xuất, thúc đẩy phân cơng lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, tăng thêm số lượng công nhân lao động và doanh nhân, thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế, văn hóa, giáo dục,...

- Những mặt chưa được:

DNVVN Quảng Ngãi so với các tỉnh trong khu vực phát triển chậm cả về số lượng và chất lượng và còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém:

hậu, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu.

 Trình độ và khả năng đổi mới trang thiết bị, công nghệ, khả năng nghiên cứu, phát triển sản phẩm và cơng nghệ mới chưa có.

 Việc đào tạo lao động trong DN chưa được chú trọng, trình độ chun mơn nghiệp vụ của chủ DN chưa được qua đào tạo đầy đủ nên khả năng quản lý kinh doanh còn nhiều hạn chế, tiếp cận thị trường chưa mở rộng, khả năng liên doanh, liên kết còn hạn chế.

 Việc phân bố DN trên địa bàn tỉnh chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở thị xã, dọc theo quốc lộ của một số huyện đồng bằng.

 Việc phân bổ ngành nghề không đồng đều, chủ yếu tập trung vào các

ngành thương mại, dịch vụ hoặc xây dựng dân dụng; ít đầu tư vào những ngành sản xuất công nghiệp.

 Nhiều DNVVN nhất là các DN ngoài quốc doanh chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật đối với người lao động: chưa bảo đảm việc làm thường xuyên cho người lao động, quyền và lợi ích của người lao động trong DN chưa được tơn trọng, tổ chức Cơng đồn chưa được thành lập, một số đơn vị vi phạm pháp luật, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, nghỉ hoạt động kinh doanh không báo cáo, chuyển trụ sở đi nơi khác khơng xin phép, khơng báo cáo tình hình hoạt động hàng năm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nợ thuế kéo dài,...

Một phần của tài liệu quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 74 - 75)