Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 41 - 43)

Chương 2 : thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

2.1.2.Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

2.1. Những đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi

2.1.2.Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

hội của tỉnh Quảng Ngãi

- Những thuận lợi ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ngãi

+ Nằm ở vị trí trung độ cả nước, trên trục đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam, nằm trên trục quốc lộ 24 nối thị xã Quảng Ngãi với Tây Nguyên và trong tương lai quốc lộ 24 nối với Lào - Đơng bắc Thái Lan. Vị trí như trên tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế hàng hóa và giao lưu quốc tế.

+ Có vịnh nước sâu Dung Quất gắn với bờ là vùng đất có diện tích mặt bằng rộng, dân cư thưa thớt, gần sân bay Chu Lai, gần đường sắt, đường bộ và đường điện quốc gia, lại không xa nguồn nước ngọt. Nơi đây hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển cảng nước sâu quốc gia: Xây dựng khu công nghiệp lọc dầu, khu công nghiệp tập trung mà mở đầu là Nhà máy lọc dầu số I - Trung tâm lọc hóa dầu đầu tiên của cả nước, đã được xây dựng và sau đó sẽ là hàng loạt các cơng trình khác được nối liền xây dựng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Quảng Ngãi và sự phát triển

đối với cả khu vực miền Trung.

+ Có tài ngun tổng hợp về biển, khống sản, rừng để phát triển du lịch, thủy sản, công nghiệp đường, khai thác khoảng sản,... nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

+ Đã hình thành một hệ thống đơ thị như thị xã Quảng Ngãi, các thị trấn, hình thành các khu cơng nghiệp và kết cấu hạ tầng khác. Từ đó hình thành các trung tâm kinh tế có sức lan tỏa và thu hút phát triển kinh tế của tỉnh.

+ Con người Quảng Ngãi năng động sáng tạo, cần cù, chịu khó, có truyền thống cách mạng, nếu được đào tạo và có chính sách sử dụng tốt sẽ là động lực lớn đến sự phát triển của tỉnh. Nguồn lao động của tỉnh dồi dào, giá cả lao động rẻ là điểm đáng quan tâm của các nhà đầu tư.

- Những hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ngãi

+ Là một trong những tỉnh kinh tế chậm phát triển, nền kinh tế chưa có tích lũy, cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm và chưa dựa trên nền sản xuất ổn định; kết cấu hạ tầng còn yếu và chưa đồng bộ.

+ Đời sống của đại bộ phận dân cư còn thấp, nhất là dân cư vùng nơng thơn và các dân tộc ít người ở miền núi, sức mua của 80% dân cư nông thôn quá thấp chưa trở thành thị trường kích thích sản xuất phát triển. Chưa có thị trường ổn định trong việc tiêu thụ sản phẩm, công nghiệp chế biến chưa theo kịp yêu cầu của việc phát triển vùng nguyên liệu.

+ Thời tiết khắc nghiệt, bão lũ, hạn hán thường xuyên xảy ra, môi trường diễn biến theo xu thế ngày một xấu đi.

+ Đại bộ phận dân cư còn nặng về tập quán sản xuất tự túc, chưa thích ứng cơ chế thị trường. Tính bảo thủ trì trệ trong một bộ phận cán bộ và người lao động còn nặng - là một cản trở lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh.

+ Cơ chế quản lý chưa thích ứng với kinh tế thị trường, chưa tạo được môi trường thuận lợi và hấp dẫn để phát huy các thành phần kinh tế trong tỉnh và đầu tư nước ngồi. Các chính sách thu hút nhân tài, tạo lập mơi trường thơng thống cho đầu tư chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức.

+ Bước sang thế kỷ XXI, có nhiều điều kiện phát triển nhưng cũng đứng trước nguy cơ tụt hậu nếu khơng có sự thích ứng kịp thời với u cầu đặt ra từ thực tiễn. Đây thật sự là một thách thức to lớn không chỉ đối với kinh tế Quảng Ngãi mà cả nền kinh tế Việt Nam nói chung [45, tr. 31].

Một phần của tài liệu quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 41 - 43)