Định hướng quy hoạch phát triển DNVVN của tỉnh

Một phần của tài liệu quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 86 - 90)

Chương 2 : thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

3.2.1.2.Định hướng quy hoạch phát triển DNVVN của tỉnh

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh

3.2.1.2.Định hướng quy hoạch phát triển DNVVN của tỉnh

Trên cơ sở định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được xây dựng, các định hướng quy hoạch phát triển DNVVN của tỉnh cũng được hình thành nhằm đạt được các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển DNVVN của tỉnh nói riêng, đạt được các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.

Một là, phát triển rộng khắp các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ ở thành thị và nông thôn, ở vùng sản xuất tập trung với vùng nông nghiệp.

Theo qui hoạch đến năm 2010, Quảng Ngãi hình thành và phát triển 4 khu cơng nghiệp lớn: Dung Quất, Tịnh Phong, Quảng Phú, Phổ Phong. Tại các khu công nghiệp cùng với việc xây dựng các DN lớn, cần chú ý tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các DN với qui mô nhỏ hoặc vừa làm vệ tinh cho các DN lớn.

Các DNVVN có ưu thế so với các DN lớn là có thể phân bổ rộng rãi và sử dụng được tài nguyên, nguyên liệu sẵn có phân tán ở địa phương để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa đáp ứng ngay nhu cầu tiêu dùng tại địa phương, cũng như cả tỉnh và có thể tham gia xuất khẩu. Vì vậy, ngồi các khu tập trung, các DNVVN được phát triển rộng khắp ở các vùng nơng thơn, hình thành các cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở các thị trấn, thị tứ như Lý Sơn, Sa Huỳnh, Sa Kỳ, La Hà và các điểm tiểu thủ cơng nghiệp tập trung,

hình thành các cơ sở, DN có qui mơ nhỏ (xưởng, trạm, trại, xí nghiệp) như xưởng mộc, xưởng cơ khí, trạm giống cây con, các cơ sở may mặc,... phục vụ nhân dân địa phương. Hình thành các cơ sở chế biến sản phẩm nông, lâm sản tiêu dùng: làm tương, đậu phụ, bún, bánh, xay xát, nghiền thức ăn,... phát triển những ngành nghề truyền thống như nuôi trồng, chế biến thủy hải sản. Khôi phục và phát triển mạnh các làng nghề (hiện nay Quảng Ngãi có 45 làng nghề với 4.000 hộ và 10.000 lao động phân bổ ở 23 ngành nghề thủ cơng). Từ đó hình thành được mạng lưới DNVVN phân bố rộng rãi đều khắp ba vùng: vùng động lực (đô thị và các khu công nghiệp địa phương) vùng đồng bằng ven biển, vùng trung du - miền núi góp phần thu hút thêm lao động nơng nghiệp có việc làm, giải quyết được nạn thất nghiệp, giảm mạnh lao động thuần nông chuyển sang lao động chuyên hoặc kết hợp công nghiệp, dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, tăng thu nhập cho dân cư, làm cho bộ mặt của nông thôn và miền núi dần dần đổi mới và giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng.

Để thực hiện các giải pháp này, tỉnh cần quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp dành cho DNVVN.

Hai là, phát triển các DNVVN theo định hướng ngành nghề phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng nhằm khai thác hết các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động SXKD.

Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16, các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, trong các năm tới phát triển mạnh DNVVN ở các ngành nghề đánh bắt và chế biến thủy sản, nhất là chế biến xuất khẩu; chế biến nông lâm sản, đặc sản xuất khẩu, sản xuất chế biến các loại hàng hóa trong các ngành nghề truyền thống có khả năng tiêu thụ; xây dựng, giao thơng vận tải; khai thác sản xuất vật liệu xây dựng: cát, đá, sỏi, gạch ngói, đá ong. Cụ thể ở từng vùng:

- Ở đô thị và các khu công nghiệp: Phát huy lợi thế về vốn và kết cấu hạ tầng... phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống, sản xuất hàng tiêu dùng, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch... để làm động lực thúc đẩy sự phát triển các vùng phụ cận khác.

- Ở vùng đồng bằng ven biển: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn liền với các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và các điểm dân cư. Khai thác tổng hợp kinh tế ven biển. Hình thành các trung tâm nghề cá đảo Lý Sơn - Sa Huỳnh - Cổ Lũy - Sa Kỳ. Tổ chức du lịch ven biển. Xây dựng các cụm công nghiệp chế biến ven biển, cơng nghiệp cơ khí sửa chữa quy mơ nhỏ ở nông thôn. Phục hồi và phát triển tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống.

- Ở vùng miền núi: Miền núi của tỉnh có diện tích rộng, nguồn nơng lâm sản đa dạng, lực lượng lao động dồi dào, cần cù, chịu khó. Vì vậy, việc phát triển kinh tế - xã hội miền núi đúng hướng là tạo ra sức sản xuất hàng hóa thích ứng với đặc thù của từng hộ gia đình, từng cụm dân cư và từng tiểu vùng kinh tế. Tăng thu nhập cho từng hộ gia đình đồng bào các dân tộc miền núi vừa là mục tiêu kinh tế vừa là nhu cầu xã hội không những cho miền núi mà còn ảnh hưởng mật thiết đến việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở đồng bằng cả tỉnh. Đây còn là mục tiêu của Đảng ta về chiến lược con người nhất là vấn đề dân tộc. Sự phát triển kinh tế - xã hội miền núi chỉ có thể gắn với sự phát triển của các DNVVN ở khu vực này: Phát triển mạng lưới kinh doanh thương nghiệp để thu mua các nguồn hàng nông lâm sản và bán những mặt hàng nhân dân có nhu cầu; hình thành các cơ sở sơ chế ở vùng nguyên liệu tập trung; hình thành các cơ sở chế biến vừa và nhỏ nhằm sản xuất ra hàng tiêu dùng tại chỗ cung cấp cho nhân dân như vật liệu xây dựng, thực phẩm, đồ dùng gia đình...

Ba là, phát triển DNVVN trong mối quan hệ liên kết, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các DN lớn đóng trên địa bàn tỉnh.

Giữa các DNVVN và các DN lớn có mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Cả hai loại DN là những bộ phận hợp thành không thể thiếu của một nền kinh tế ở thế kỷ XXI. Vì vậy, phải xây dựng một số DN lớn (chủ yếu DNNN) có khả năng SXKD lớn, có thể làm trung tâm cho các DNVVN làm vệ tinh SXKD các mặt hàng mà tỉnh có ưu thế về nguyên liệu. Các DN lớn sẽ hỗ trợ cho DNVVN trên địa bàn về đào tạo và đào tạo lại tay nghề, trao đổi thơng tin, tìm kiếm thị trường, chuyển giao cơng nghệ, thiết bị, hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý... Các DNVVN phát triển hướng vào việc làm vệ tinh, chân rết cho các DN lớn trong việc tạo đầu vào cho DN lớn cũng như trong lĩnh vực phục vụ đầu ra cho sản phẩm của DN lớn như cung cấp nguyên liệu vật liệu, gia công chế biến nguyên liệu vật liệu, chế biến chi tiết linh kiện nhỏ, lắp ráp hoàn thiện sản phẩm, làm đại lý tiêu thụ sản phẩm, tận dụng phế liệu của DN lớn để sản xuất các sản phẩm tiêu dùng....

Bốn là, phát triển các DNVVN theo hướng chất lượng và hiệu quả.

Khuyến khích phát triển các DNVVN có khả năng thâm nhập vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới bằng các con đường gia công, hợp tác sản xuất với các hãng nước ngồi để nhanh chóng nắm bắt được cơng nghệ và có thể phát triển các sản phẩm mới, đồng thời khuyến khích đổi mới thiết bị, cơng nghệ theo phương châm "nhỏ mà tinh".

Khuyến khích phát triển các DNVVN gắn với việc sử dụng nhiều lao động, nhất là lao động tại chỗ, góp phần tạo cơng ăn việc, giảm bớt sức ép dân số và lao động đối với nền kinh tế tỉnh nhà. Bởi vì, Quảng Ngãi là một trong những tỉnh có nguồn lao động rất dồi dào song tỷ lệ thất nghiệp lại khá cao. Hàng năm, Quảng Ngãi có đến 50.919 người đi làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh hoặc đi làm thuê theo thời vụ ở các tỉnh Tây Nguyên.

Như vậy, các DNVVN được khuyến khích phát triển, song khơng phải khuyến khích phát triển tràn lan mà phát triển có chọn lọc, đảm bảo các điều kiện về lao động, khoa học - công nghệ, thị trường, quản lý, vừa phù hợp với điều kiện hiện có của địa phương, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 86 - 90)