Chương 2 : thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
3.1. Những quan điểm và một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1.1. Những quan điểm cơ bản
Một là, quán triệt quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn gắn với DNVVN. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi
trọng nông nghiệp, xác định đường lối ưu tiên CNH, HĐH nông nghiệp, nông thơn nhằm phát triển tồn diện nơng - lâm - ngư nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng vật ni, có sản phẩm hàng hóa nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn lương thực trong xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong và ngồi nước. Thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa nơng nghiệp, phát triển cơng nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với công nghệ ngày càng cao gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với CNH, HĐH ở đô thị, phát triển các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác
và chế biến các ngành phi nông nghiệp, các loại dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước hình thành nơng thơn văn minh hiện đại [17].
Tất cả các phương hướng đã nêu có liên quan đến sự phát triển DNVVN. Nghị quyết Đại hội XIX nhấn mạnh: "Chú trọng phát triển các DNVVN, xây dựng một số tập đoàn DN lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hóa" [12, tr. 27].
Với Quảng Ngãi, quan điểm trên càng được quán triệt sâu sắc hơn bởi Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo, chủ yếu là nông nghiệp. Việc quán triệt quan điểm này sẽ là tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển DNVVN ở các vùng nông thôn trong tỉnh Quảng Ngãi. Khi phát triển được các DNVVN ở các vùng nơng thơn thì sẽ sử dụng tốt nguồn nhân lực dồi dào trong nông nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng cho tăng trưởng (vốn và lao động), tạo sự phân công lao động tại chỗ và chuyển dịch cơ cấu nơng thơn, góp phần giảm thiểu nhu cầu di dân từ nông thôn vào thành thị, vào khu công nghiệp để ổn định xã hội, đồng thời tăng được thu nhập của dân cư nông thôn.
Hai là, xác định phát triển DNVVN là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các DNVVN hình thành và
phát triển thường gắn với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, phân bố rộng trên khắp mọi địa bàn của tỉnh và chính vì thế chúng đã tạo ra các thay đổi cơ cấu ngành, nghề, vùng kinh tế, cũng như cơ cấu và trình độ xã hội của các vùng, huyện trong tỉnh. Kinh tế hàng hóa ở nơng thơn, miền núi, huyện đảo Lý Sơn được phát triển nên bộ mặt xã hội, đời sống văn hóa, tinh thần của những vùng này đã có sự thay đổi chính là nhờ sự có mặt của các DNVVN trên địa bàn. Nếu khơng có các DNVVN thì ắt khơng thể tạo ra sự phát triển kinh tế hàng hóa ở nơng thơn và nơng nghiệp, khơng thể xóa bỏ sự khác biệt về mọi mặt giữa thị trường và nơng thơn... Rõ ràng DNVVN có vị trí quan trọng trong nền kinh tế tỉnh nhà, là lực lượng phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp liên
minh công nông thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển theo đường lối của Đảng.
Vì lẽ đó để đạt được mục tiêu mà NQ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVI đề ra trong 5 năm 2001-2005, thì tất yếu phải xác định xây dựng phát triển DNVVN là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ba là, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mọi công dân, mọi thành phần kinh tế, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối
xử đối với kinh tế tư nhân, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý và tâm lý xã hội để DNVVN, đặc biệt là DNVVN thuộc kinh tế tư nhân phát triển rộng rãi trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, không hạn chế về quy mơ... khuyến khích các DNTN chuyển thành CTCP, bán cổ phần cho người lao động; bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cả người lao động và người sử dụng lao động. Xóa bỏ quan niệm cho rằng chỉ nên phát triển DNVVN đặc biệt DNVVN ở khu vực kinh tế tư nhân ở mức độ cầm chừng để quản lý cho tốt bởi nếu phát triển mạnh DNVVN thì sẽ đi chệch hướng XHCN vì đó là loại hình kinh tế của CNTB.
3.1.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2005
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần XVI đã đề ra mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ đồng thời giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Bảng 3.1: Dự báo cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010
Đơn vị tính: %
Thực hiện
năm 2000 năm 2005Dự kiến năm 2010Dự kiến
Nông lâm ngư nghiệp 40,2 34 - 35 12,4 Công nghiệp - xây dựng 23 30 - 31 38,8 Thương mại - dịch vụ 36,8 34 - 35 48,8
GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt: 1.046 - 2.086 USD; giải quyết tốt hơn nhu cầu ăn ở, học tập, chữa bệnh, từng bước tạo chuyển biến về văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế và các vấn đề xã hội khác nhằm cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,… mục tiêu phát triển DNVVN là phát huy nội lực, năng động sáng tạo, bám sát nhu cầu thị trường định hướng XHCN, phát triển về số lượng, từng bước củng cố chất lượng quản lý, SXKD cùng với các loại hình DN khác thực hiện hồn thành mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trên cơ sở căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng phát triển DNVVN trong những năm qua; căn cứ vào tiềm lực kinh tế, vào mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu phát triển DNVVN của tỉnh, dự kiến một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi:
- Đối với các DNVVN ngoài quốc doanh.
+ Phát triển trung bình 100 DN/năm (năm 2000 phát triển được 53 DN, năm 2001 phát triển 94 DN). Kế hoạch đến năm 2005 tồn tỉnh có 700 DN. Trong đó, phát triển DN ở mỗi huyện miền núi, hải đảo từ 5- 10 DN.
+ Nâng tỷ lệ DN có vốn đăng ký từ 1 tỷ đồng trở lên đến năm 2005 là 80%, vốn bình qn của 1 DN trên 1,5 tỷ đồng.
+ Đóng góp ngân sách: Trên 30% tổng thu ngân sách địa phương (năm 2001 là 25%).
+ Thu hút lao động: Bình quân 10.000 người/ năm.
- Đối với DNVVN thuộc khu vực nhà nước.
Tỉnh đã lập đề án về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2002-2005 với quan điểm mục tiêu:
+ Tiếp tục giảm mạnh số lượng DNNN theo hướng chỉ giữ lại DN 100% vốn của Nhà nước thuộc các ngành nghề quan trọng và cần thiết; giải thể các DN làm ăn thua lỗ; bán, cho th những DN có quy mơ nhỏ; sát nhập các DN kinh doanh cùng ngành nghề...
+ Tăng quy mô DN và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, thực hiện từng bước để đến năm 2005 về cơ bản chỉ cịn lại những DN hoạt động kinh doanh có quy mơ từ vừa trở lên; đảm bảo vốn pháp định cho các DNNN hoạt động cơng ích.
+ Chuyển DNNN 100% vốn nhà nước hoạt động kinh doanh sang hoạt động theo mơ hình cơng ty TNHH một thành viên.
Theo đề án sắp xếp, đổi mới DNNN của tỉnh thì đến năm 2005 số DNNN địa phương của tỉnh chỉ còn 27 DN (giảm 12 DN so với năm 2001), trong đó: DNNN hoạt động cơng ích: 7 DN, Cơng ty TNHH 1 thành viên: 4 DN, Công ty cổ phần: 14DN, đơn vị sự nghiệp có thu: 2 DN.