Lược khảo về cơ chế chính sách đầu tư xây dựng từ năm 2004 đến nay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước là yêu cầu bức thiết có ý nghĩa cả về lý luận và hoạt động thực tiễn (Trang 35 - 38)

1. Thẩm quyền phê duyệt quyết tốn dự án hồn thành

2.1. Lược khảo về cơ chế chính sách đầu tư xây dựng từ năm 2004 đến nay

Từ những bất cập của cơ chế, chính sách về đầu tư xây dựng nhà nước đã ban hành hệ thống luật để kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ đồng bộ những vướng mắc cơ bản trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, cải cách thủ tục hành chính tồn diện dựa trên các cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các cam kết song phương và đa phương với khối các nước ASEAN, diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương (gọi tắt APEC), lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng của Việt Nam. Cụ thể như:

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ban hành ngày 10-12-2003, Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ban hành ngày 26-11-2003, Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ban hành ngày 12- 12-2005, Luật nhà ở số 56/2005/QH11 ban hành ngày 9-12-2005, Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ban hành ngày 12-12-2005, Luật Kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH11 ban hành 12-7-2006, Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16-12-2002 và hệ thống các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện.

- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7-2-2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình.

Những điểm nổi bật của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005.

- Quy định rõ chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm chính trong việc ra quyết định

đầu tư, hiệu quả đầu tư. Đối với dự án sử dụng vốn NSNN thì nhà nước quản lý tồn bộ q

trình đầu tư xây dựng. Đối với nguồn vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư, đây là hướng mở cho các doanh nghiệp nhà nước chủ động hơn đối với nguồn vốn nhà nước.

- Quy định rõ thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơng trình. Chủ tịch UBND huyện được quyết định đầu tư các dự án vốn ngân sách địa phương có mức vốn đầu

tư khơng lớn hơn 5 tỷ đồng, Chủ tịch UBND xã được quyết định đầu tư các dự án có mức vốn khơng lớn hơn 3 tỷ đồng.

- Đối với một số cơng trình đặc thù, nghị định đã quy định phải tiến hành tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc, tác giả phương án thiết kế được thực hiện quyền tác giả, được thực hiện lập dự án và các bước thiết kế tiếp theo khi có đủ điều kiện năng lực.

- Đối với các Ban quản lý dự án đã quy định rõ hơn về trách nhiệm, quyền hạn. Trong đó quy định Ban quản lý dự án được đồng thời quản lý nhiều dự án khi đủ điều kiện năng lực và được chủ đầu tư cho phép. Được quyền thuê các tổ chức tư vấn để quản lý các dự án thành phần, thuê tổ chức tư vấn nước ngoài quản lý cơng việc có u cầu cơng nghệ xây dựng mới mà tư vấn trong nước chưa đủ năng lực thực hiện.

- Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án, cấp cơng trình. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc, kinh nghiệm cá nhân, kinh nghiệm hoạt động khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức như: giám sát thi cơng xây dựng cơng trình, chủ nhiệm lập dự án, giám đốc tư vấn quản lý dự án, chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm thiết kế.

Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ đã kịp thời điều chỉnh những bất cập của Nghị định 16/2005/NĐ-CP:

- Quy định cụ thể chủ đầu tư xây dựng cơng trình. Đối với các dự án do Thủ tướng quyết định đầu tư thì các Bộ, thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, UBND tỉnh là chủ đầu tư, đối với các dự án do các Bộ, cơ quan cấp Bộ, tỉnh quyết định đầu tư thì Chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng cơng trình. Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý sử dụng cơng trình thì người quyết định đầu tư chọn đơn vị có đủ điều kiện năng lực làm chủ đầu tư.

- Các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị định 66/2006/QH11 thì phải lập báo cáo đầu tư và trình quốc hội thơng qua chủ trương và cho phép đầu tư.

- Đã quy định cụ thể về nội dung thiết kế cơ sở với các nội dung về nhiệm vụ thiết kế, phương án thiết kế, kiến trúc, khả năng chịu lực cơng trình

- Quy định cụ thể về thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư, thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở. Một điểm nổi bật trong nghị định này là đối với dự án do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các địa phương phải lấy ý kiến địa phương nơi xây dựng cơng trình về quy hoạch xây dựng và

bảo vệ môi trường. Thời gian thẩm định dự án quan trọng quốc gia khơng q 30 ngày, nhóm A khơng q 20 ngày, nhóm B khơng q 15 ngày và 10 ngày làm việc với nhóm C.

- Các dự án mới, cải tạo sửa chữa nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì khơng phải lập dự án đầu tư mà chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật.

- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án. Trong đó, Chủ đầu tư có nhiệm vụ từ khi chuẩn bị thực hiện, thực hiện dự án và giai đoạn bàn giao đưa vào sử dụng, tổ chức tư vấn quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư. Thành viên trong ban quản lý dự án phải có một phó ban của đơn vị quản lý, sử dụng cơng trình.

- Phân loại dự án theo quy mơ, tính chất và phân loại theo nguồn vốn cấp cụ thể hơn. Phân loại dự án theo 4 loại nguồn vốn và khuyến khích các dự án sử dụng nguồn vốn khác thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định 16/2005/NĐ-CP và NĐ 112/2006/NĐ-CP.

Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình:

Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động đầu tư xây dựng những năm qua cùng với nhu cầu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khá lớn, nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng chiếm tỷ trọng không nhỏ đã nảy sinh những vướng mắc trong khi cơ chế cũ về quản lý chi phí dựa trên việc ban hành định mức, đơn giá của nhà nước khơng cịn phù hợp, đồng thời đi ngược quy luật kinh tế thị trường đã đặt ra vấn đề phải đổi mới toàn diện trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Nghị định 99/2007/NĐ-CP ra đời là bước ngoặc lớn trong đổi mới chính sách về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình. Nội dung cơ bản của Nghị định này đã tháo gỡ những vướng mắc cơ bản về quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng cơng trình cụ thể là:

- Nhà nước không ban hành định mức, đơn giá cho từng địa phương mà chỉ hướng dẫn lập tổng mức đầu tư, dự tốn xây dựng cơng trình, định mức và giá xây dựng cơng trình; phương pháp đo bóc khối lượng cơng trình; phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công. Điều này đã tạo sự chủ động cho các Chủ đầu tư trong việc xác định giá cơng trình, đây là điểm đổi mới quan trọng để quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, trong khi theo cơ chế cũ vai trị của chủ đầu tư khơng rõ ràng, đặc biệt trong giai đoạn thanh toán quyết toán vốn đầu tư, chủ đầu tư thường đẩy trách nhiệm này cho các nhà thầu, vấn đề này không thực sự khách quan và tạo khoảng trống trong khâu kiểm soát vốn ngân sách nhà nước. Giảm sự can

thiệp của nhà nước vào việc xác định giá cơng trình, nâng cao vai trị của các tổ chức tư vấn xây dựng chuyên nghiệp.

- Công bố định mức xây dựng, suất vốn đầu tư, chỉ số giá xây dựng, phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng; hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng cơng trình.

- Quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của chủ đầu tư trong quản lý chi phí đầu tư xây

dựng cơng trình: xây dựng và quyết định áp dụng đơn giá xây dựng cơng trình.

- Căn cứ việc cơng bố chỉ số giá xây dựng cơng trình do các cơ quan, tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm xác định, công bố chỉ số giá để tham khảo áp dụng. Chủ đầu tư căn cứ vào xu hướng biến động giá và đặc thù cơng trình để quyết định chỉ số giá xây dựng cho phù hợp. Sử dụng chỉ số giá xây dựng để xác định tổng mức đầu tư, xác định dự toán cơng trình, xác định giá gói thầu và giá thanh tốn theo hợp đồng xây dựng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước là yêu cầu bức thiết có ý nghĩa cả về lý luận và hoạt động thực tiễn (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)