Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước là yêu cầu bức thiết có ý nghĩa cả về lý luận và hoạt động thực tiễn (Trang 43 - 45)

1. Thẩm quyền phê duyệt quyết tốn dự án hồn thành

2.2.4.4. Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

- Những sai sót trong việc thực hiện quy định đấu thầu là một trong những nguyên nhân gây thất thoát, qua kết quả thanh tra một số dự án do Thanh tra Nhà nước tiến hành năm 2003, những sai sót như: thu phí của thầu phụ sai chế độ, điều chỉnh giá trúng thầu sai quy định, hưởng lợi từ việc nhượng thầu trái phép,...đã làm thất thoát 81,91 tỉ đồng chiếm gần 1% tổng mức đầu tư của các dự án được thanh tra.

- Khâu tuyển chọn nhà thầu và hợp đồng trong xây lắp còn những vấn đề như quy định về giá gói thầu, giá bỏ thầu, giá trúng thầu, thẩm định kết quả đấu thầu, hợp đồng xây lắp có điều chỉnh giá, phương thức liên danh nhà thầu... đang đặt ra những khó khăn và là nguyên nhân dẫn đến lãng phí, thất thốt vốn đầu tư xây dựng.

- Có dự án cấp có thẩm quyền chấp thuận hồ sơ đấu thầu trong đó dự tốn các gói thầu được lập trên cơ sở thiết kế kỹ thuật chưa được phê duyệt để tổ chức đấu thầu, đồng thời phê duyệt thiết kế kỹ thuật cịn nhiều sai sót.

- Tổ chức lập hồ sơ mời thầu, xét thầu không chặt chẽ, sơ hở mang tính hình thức hoặc cố tình “lách” luật, do đó khơng đạt được mục đích của việc đấu thầu là thực hiện tính cạnh tranh công bằng để lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế và chất lượng cao, nhưng thực tế lại xảy ra một số hiện tượng sau:

+ Có dự án mở thầu chỉ có 5 đơn vị, kết quả chỉ 1 đơn vị trúng thầu, sau đó nhà thầu trúng thầu này đem công việc chia cho 4 nhà thầu không trúng để cả 5 nhà thầu cùng tham gia thi cơng cơng trình.

+ Có dự án sau khi chấm thầu theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước, trong hồ sơ dự thầu của đơn vị trúng thầu xác định đơn giá một số vật tư, vật liệu có mức giá cao hơn giá thị trường, có quan niệm cho là gây lãng phí, thất thốt, nhưng xét về bản chất kinh tế thì đây là khoản chi phí tăng thêm tính cho sử dụng vật liệu có phẩm cấp cao hơn khi hồ sơ dự thầu không chỉ rõ yêu cầu các thông số kỹ thuật chủ yếu của loại vật liệu sử dụng cho cơng trình chứ khơng phải là lãng phí, thất thốt mà đây là một vấn đề cần quan tâm xem xét cụ thể hơn trong các quy định về đấu thầu sao cho tránh được tình trạng này.

- Sự chênh lệch giữa giá gói thầu và giá trúng thầu nhiều khi mang tính hai mặt:

+ Thực tế cho thấy, để đạt mục đích trúng thầu thi cơng cơng trình, nhiều nhà thầu đã cố tình bỏ giá thầu quá thấp, thậm chí chỉ bằng một nửa giá mời thầu. Điển hình nhất là gói R5 dự án quốc lộ 18A, gói 2A hầm đèo Hải Vân có gói thầu giá trúng thầu chỉ bằng 34,3% giá gói thầu, đặc biệt đối với gói 2B, giá trúng thầu chỉ bằng 28,9% giá gói thầu.

Nhiều gói thầu có mức chênh lệch giữa giá thắng thầu và giá gói thầu lên tới vài trăm tỉ đồng, điển hình là gói thầu xây dựng cảng Cái Lân với mức chênh lệch lên tới 400 tỉ đồng. Do trúng thầu với giá bỏ thầu thấp như vậy nên trong q trình thi cơng buộc các nhà thầu phải cắt bớt ngun vật liệu thậm chí làm sai quy trình, quy phạm dẫn đến cơng trình khơng đảm bảo chất lượng theo thiết kế, kéo dài thời gian thi cơng và nhà thầu vừa thi cơng vừa phải tìm mọi cách tạo ra phát sinh để tăng giá. Kết quả là cơng trình đã bị kéo dài thời gian mà giá trị quyết tốn cơng trình vẫn cao hơn giá trúng thầu, tạo ra lãng phí, thất thốt.

Trong quá trình đấu thầu hiện tượng tiêu cực, tham nhũng thường xảy ra thông qua một số biểu hiện sau:

+ Chủ đầu tư thông đồng với một hoặc nhiều đơn vị tham gia đấu thầu để gửi giá, nâng giá cơng trình để chia nhau hợp pháp. Trong trường hợp này, chủ đầu tư thường tiết lộ những thông tin quan trọng trong hồ sơ đấu thầu của các đối thủ cạnh tranh, thậm chí cịn hướng dẫn cách lập hồ sơ đấu thầu có những lợi thế cần thiết cho việc chọn đơn vị trúng thầu.

+ Khi lập hồ sơ đấu thầu và cách tổ chức đấu thầu, chủ đầu tư đã cố ý đưa ra những điều kiện để loại bỏ những đối thủ cạnh tranh khác.

+ Thống nhất trước các đơn vị tham gia đấu thầu để một đơn vị trúng thầu với điều kiện ưu đãi.

+ Thống nhất giá bỏ thầu thấp để trúng thầu, khi thi công sẽ cho phép phát sinh và quyết toán cao hơn giá trúng thầu.

+ Chia cắt thành các gói thầu nhỏ để có nhiều đối tác tham gia dự thầu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước là yêu cầu bức thiết có ý nghĩa cả về lý luận và hoạt động thực tiễn (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)