Phân loại quyết toán vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước là yêu cầu bức thiết có ý nghĩa cả về lý luận và hoạt động thực tiễn (Trang 25 - 30)

Quyết toán A-B: Quyết toán A-B là quyết toán để thanh lý hợp đồng kinh tế giữa chủ

đầu tư (bên A) và nhà thầu xây dựng (bên B). Quyết toán A-B do nhà thầu lập (bên B), báo cáo chủ đầu tư (bên A) kiểm tra, phê duyệt để thanh lý hợp đồng. Căn cứ để quyết toán A-B là hợp đồng kinh tế, hồ sơ dự án, tài liệu kèm theo hợp đồng và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cơng tác thanh tốn, quyết tốn.

Quyết toán niên độ: Quyết tốn niên độ là báo cáo tình hình triển khai thực hiện đầu

báo cáo niên độ là kế hoạch đầu tư hàng năm được thơng báo, tình hình thực hiện khối lượng thanh tốn vốn đầu tư và các chế độ, chính sách để phục vụ quản lý, điều hành hoạt động đầu tư của Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan chủ quản của Chủ đầu tư. Quyết toán niên độ phục vụ công tác quản lý điều hành hoạt động đầu tư.

Báo cáo đầu tư thực hiện hàng năm của dự án cần phản ánh một số chỉ tiêu: + Kế hoạch đầu tư hàng năm;

+ Giá trị khối lượng thực hiện trong năm và luỹ kế từ khởi công;

+ Tổng vốn đầu tư đã được thanh toán trong năm và luỹ kế từ khởi cơng;

+ Tình hình bàn giao các hạng mục cơng trình hồn thành đưa vào sản xuất, sử dụng.

Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành: là bản báo cáo tài chính phản ánh tình

hình quản lý sử dụng vốn đầu tư hợp pháp, hợp lệ theo đúng chế độ quản lý kinh tế tài chính nhà nước từ khi lập dự án đến khi dự án hoàn thành được nghiệm thu, đưa dự án vào khai thác sử dụng. Quyết tốn vốn đầu tư dự án hồn thành do chủ đầu tư lập.

1.3.2. Yêu cầu cơ bản quản lý chi phí trong khâu quyết toán vốn đầu tư

1. Báo cáo quyết tốn dự án hồn thành phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện, phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được phép khơng tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án, giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: tài sản cố định (TSCĐ), tài sản lưu động (TSLĐ);

2. Báo cáo phải thực hiện theo đúng trình tự, các bước lập, báo cáo quyết toán phải được chuyển đến đúng cấp chức năng thẩm tra và phê duyệt để tổ chức thẩm tra, phê duyệt kịp thời.

3. Đơn vị, cá nhân lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hồn thành phải có đủ điều kiện năng lực được quy định theo pháp luật. Trường hợp đơn vị, cá nhân khơng đủ điều kiện năng lực thì khơng được phép thẩm tra báo cáo quyết toán.

4. Bảo đảm đúng nội dung, thời gian lập, thẩm tra và phê duyệt theo quy định hiện hành. Báo cáo quyết toán thể hiện đầy đủ các nội dung thực hiện, các phụ lục đi kèm. Thời gian trong báo cáo phải logic và phù hợp từng bước công việc thực hiện, nội dung thẩm tra phải thể hiện đầy đủ, có xác nhận của đơn vị có liên quan.

1.3.3.1. Nội dung báo cáo quyết toán vốn đầu tư

1. Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án tính đến ngày khóa sổ lập báo cáo quyết tốn (chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư).

- Loại nguồn vốn tham gia đầu tư dự án: nguồn vốn nhà nước, vốn vay nước ngoài, vốn vốn vay trong nước và vốn khác.

- Phản ánh nguồn vốn đầu tư cho dự án được cấp có thẩm quyền duyệt trong quyết định đầu tư dự án, phản ánh nguồn vốn thực tế đầu tư cho dự án tính đến thời điểm khóa sổ lập báo cáo quyết tốn.

2. Chi phí đầu tư đề nghị quyết tốn chi tiết theo cơ cấu: xây dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí khác; chi tiết theo hạng mục, khoản mục chi phí đầu tư. Nội dung chi phí đầu tư được ghi trong BCQT:

- Tổng mức đầu tư được duyệt ghi trong quyết định đầu tư hoặc quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư.

- Dự toán, tổng dự toán được duyệt được ghi trong quyết định phê duyệt hoặc quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng dự tốn.

- Chi phí đầu tư dự án (cơng trình, hạng mục cơng trình) hồn thành chủ đầu tư đề nghị quyết toán.

3. Xác định chi phí đầu tư thiệt hại khơng tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: phản ánh những chi phí do nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, địch họa,... được cấp có thẩm quyền cho phép duyệt bỏ khơng tính vào giá trị hình thành qua đầu tư.

4. Xác định số lượng và giá trị tài sản hình thành qua đầu tư của dự án, cơng trình hoặc hạng mục cơng trình; chi tiết theo nhóm, loại tài sản cố định, tài sản lưu động theo chi phí thực tế. Đối với các dự án có thời gian thực hiện đầu tư lớn hơn 36 tháng tính từ ngày khởi cơng đến ngày nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác sử dụng phải thực hiện quy đổi vốn đầu tư về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng. Các dự án đầu tư có thời gian từ 36 tháng trở lên phải quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện qua các năm về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao để xác định giá trị tài sản bàn giao cho sản xuất, sử dụng.

- Phản ánh giá trị tài sản theo thực tế chi phí; - Phản ánh giá trị tài sản.

+ Giá trị TSCĐ và TSLĐ do đầu tư tạo ra là tồn bộ chi phí đầu tư cho dự án sau khi đã trừ đi các khoản chi phí khơng tính vào gía trị tài sản, bao gồm:

- Giá trị TSCĐ và TSLĐ của Chủ đầu tư

- Giá trị TSCĐ và TSLĐ bàn giao cho đơn vị khác

+ Tài sản cố định được phân loại và xác định giá trị theo nguyên tắc: - Các chi phí liên quan trực tiếp đến TSCĐ nào thì tính cho TSCĐ đó;

- Các chi phí chung liên quan đến nhiều TSCĐ thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí liên quan trực tiếp của từng TSCĐ so với tổng số chi phí trực tiếp của tồn bộ giá trị tài sản cố định.

+ Trường hợp tài sản do đầu tư mang lại được bàn giao cho nhiều đơn vị sử dụng thì phải xác định đầy đủ danh mục và giá trị của TSCĐ, TSLĐ của dự án bàn giao cho từng đơn vị.

5. Việc phân bổ chi phí khác cho từng tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc: chi phí trực tiếp liên quan đến tài sản cố định nào thì tính cho tài sản cố định đó; chi phí chung liên quan đến nhiều tài sản cố định thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng tài sản so với tổng số chi phí trực tiếp của tồn bộ tài sản cố định.

6. Trường hợp tài sản được bàn giao cho nhiều đơn vị sử dụng phải xác định đầy đủ danh mục và giá trị của tài sản bàn giao cho từng đơn vị.

7. Hồ sơ trình duyệt quyết tốn

+ Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của Chủ đầu tư (bản gốc);

+ Báo cáo quyết tốn dự án hồn thành theo văn bản quy định hiện hành do Chủ đầu tư lập;

+ Các văn bản pháp lý có liên quan;

+ Các hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng, các tài liệu kèm theo hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu;

+ Tồn bộ các bản quyết tốn khối lượng A-B;

+ Báo cáo kết quả kiểm toán quyết tốn dự án hồn thành (nếu có, bản gốc); kèm văn bản của Chủ đầu tư về kết quả kiểm tốn: nội dung thống nhất, nội dung khơng thống nhất, kiến nghị;

8. Kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm toán của các cơ quan: Thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn nhà nước (nếu có); kèm theo báo cáo tình hình chấp hành các báo cáo trên của Chủ đầu tư.

Trong quá trình thẩm tra, chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình cho cơ quan thẩm tra các tài liệu phục vụ cơng tác thẩm tra quyết tốn; Hồ sơ hồn cơng, nhật ký thi cơng, hồ sơ đấu thầu, dự toán thiết kế, dự toán bổ xung và các hồ sơ chứng từ thanh tốn có liên quan.

1.3.3.2. Nội dung thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hồn thành

Khái niệm: Thẩm tra quyết tốn dự án hồn thành là kiểm tra tính hợp pháp của việc

đầu tư xác định chính xác số vốn đầu tư thực tế đã sử dụng để xây dựng dự án, cơng trình, xác định giá trị tài sản (TSCĐ, TSLĐ) do kết quả đầu tư đem lại được bàn giao đưa vào sản xuất, khai thác, sử dụng.

Tất cả các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B sử dụng vốn nhà nước khi hồn thành đều phải kiểm tốn quyết tốn trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán; các dự án cịn lại thực hiện kiểm tốn quyết tốn theo u cầu của cấp có thẩm quyền.

Hình thức thẩm tra: Tùy theo điều kiện cụ thể về quy mô dự án và bộ máy chuyên

mơn thẩm tra trực thuộc, người có thẩm quyền phê duyệt quyết tốn có thể áp dụng một trong hai hình thức thẩm tra quyết tốn dưới đây:

Hình thức tự thực hiện thẩm tra: Người có thẩm quyền phê duyệt quyết tốn sử dụng

cơ quan chun mơn thuộc quyền quản lý có đủ năng lực để trực tiếp thẩm tra quyết toán hoặc quyết định thành lập tổ tư vấn thẩm tra trước khi phê duyệt quyết tốn vốn đầu tư.

Hình thức th tổ chức kiểm tốn độc lập: Người có thẩm quyền phê duyệt quyết tốn

cho phép chủ đầu tư thuê tổ chức kiểm toán độc lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam kiểm toán báo cáo quyết tốn vốn đầu tư dự án hồn thành. Lựa chọn tổ chức kiểm toán theo quy định của Luật Đấu thầu.

Nội dung thẩm tra phê duyệt quyết toán

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước là yêu cầu bức thiết có ý nghĩa cả về lý luận và hoạt động thực tiễn (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)