Thực trạng quản lý chi phí trong chủ trương đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước là yêu cầu bức thiết có ý nghĩa cả về lý luận và hoạt động thực tiễn (Trang 38 - 39)

1. Thẩm quyền phê duyệt quyết tốn dự án hồn thành

2.2.1. Thực trạng quản lý chi phí trong chủ trương đầu tư

Thực trạng về chủ trương đầu tư sai do không khảo sát, nghiên cứu kỹ về các điều kiện như địa điểm, lựa chọn cơng nghệ chưa thích hợp, đầu tư khơng đồng bộ giữa các hạng mục, chưa chú ý đầu tư cho vùng cung cấp nguyên liệu, quy mơ xây dựng cơng trình vượt q nhu cầu sử dụng. Chưa đánh giá được hiệu quả lâu dài về kinh tế và xã hội. Chưa đáp ứng được yêu cầu khoa học cũng như tính chính xác và độ tin cậy của các thơng tin đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ra quyết định đầu tư.

Chỉ tính riêng các dự án vốn ngân sách nhà nước do Trung ương quản lý thiếu thủ tục đầu tư xây dựng, nhiều dự án khởi cơng chỉ có quyết định đầu tư, chưa có quyết định phê duyệt thiết kế và dự tốn. Năm 2001 có 357 dự án, năm 2002 có 598 dự án, năm 2003 có 366 dự án, năm 2004 có 377 dự án.

Theo kết quả thanh tra các dự án cơng trình do Thanh tra Nhà nước tiến hành năm 2002 tại 17 cơng trình, sai phạm về tài chính là 870 tỷ đồng, chiếm 13.6% tổng số vốn đầu tư được thanh tra. Năm 2003 đã phát hiện nhiều sai phạm về kinh tế do làm trái các quy định nhà nước…tổng sai phạm về kinh tế và lãng phí của 14 dự án là 1.253,3 tỷ đồng, chiếm 19,1% số vốn được thanh tra.

Quyết định đầu tư không phù hợp với quy hoạch phát triển, quyết định đầu tư không thông qua thẩm định, triển khai thực hiện khi chưa có quyết định đầu tư, thi cơng các hạng

mục cơng trình khơng có trong quyết định đầu tư ở các Bộ, ngành và địa phương còn xảy ra phổ biến.

- Công tác lập và phê duyệt dự án, trong thực tế cũng còn nhiều bất cập cần quan tâm. + Trường hợp các dự án được thực hiện theo đúng các trình tự quy định trong quản lý đầu tư xây dựng, nhưng lại thực hiện phương châm “gọt chân cho vừa giầy”. Chẳng hạn như: Chủ đầu tư tìm mọi cách để lách được qua những thủ tục quy định về thẩm định dự án của cơ quan Nhà nước dẫn đến dự án không đủ kinh phí để thực hiện, kéo dài thời gian xây dựng do phải làm thủ tục bổ sung vốn.

+ Trường hợp các dự án thực hiện trái các trình tự quy định trong quản lý đầu tư xây dựng như dự án chưa có đủ điều kiện quy định đã được ghi kế hoạch cấp vốn, thậm chí đã được khởi cơng xây dựng

Cơ cấu đầu tư chưa thật hợp lý, bố trí đầu tư cịn dàn trải, tuy nhiên nhà nước đã ưu tiên dành trên 50% vốn nhà nước vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơng trình phúc lợi nhưng hiệu quả chưa cao, tốc độ giải ngân vốn ngân sách nhà nước chậm.

Điển hình các cơng trình 4 chợ đầu mối ở Hà Nội là Xuân Đỉnh, Đền Lừ, Quảng An, Hải Bơi lãng phí 17 tỷ đồng do khơng có người vào bn bán, là một trong những “vụ” thất thoát đầu tiên đã được đề cập (theo tổng kết 59 cơng trình bị thất thốt lãng phí của Tổng hội xây dựng Việt Nam).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước là yêu cầu bức thiết có ý nghĩa cả về lý luận và hoạt động thực tiễn (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)