CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2010
BIỂU 5: TỶ TRỌNG DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2010
Tư nhân, cá thể, hộ GĐ DNNN
DNNQD
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 2010, 2011, 2012)
Qua bảng 7 và biểu đồ 5 ở trên, ta có thể thấy:
Dư nợ DNNN năm 2011 bằng với năm 2010 là 2000 triệu đồng và tới năm 2012 không còn dư nợ.
Năm 2012Năm 2011 Năm 2011
Dư nợ DNNQD năm 2011 là 1,012,864 triệu đồng tăng 86,995 triệu đồng hay 9.40% so với năm 2010. Sang năm 2012, dư nợ DNNQD giảm 56,958 triệu đồng hay giảm 5.62% so với năm 2011.
Dư nợ theo tư nhân, cá thể, hộ GĐ năm 2011 giảm 59,239 triệu đồng hoặc giảm 23.15% so với năm 2010. Dư nợ theo tư nhân, cá thể, hộ GĐ năm 2012 lại tăng lên 55,960 triệu đồng (tăng 28.46%) so với năm 2011.
Dư nợ của chi nhánh theo thành phần kinh tế là không cân đối. Dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể là vào năm 2010 chiếm 78.21% tổng dư nợ, năm 2011 chiếm 83.60% và đến năm 2012 chiếm 79.10%. Dư nợ của DNNN sang đến năm 2012 là không còn. Dư nợ của tư nhân, cá thể, hộ GĐ có dấu hiệu suy giảm về cả tỷ trọng và khối lượng. Từ năm 2010 đến năm 2012, thời điểm mà chi nhánh mới thành lập được 4 năm mà cơ cấu dư phân bố không được đều khi mà DNNQD chiếm tỷ trọng quá lớn lên đến hơn 80% là cao nhất sẽ mang không ít rủi ro trong khi dư nợ của tư nhân lại chiếm quá ít. Đặc biệt trong tình hình kinh tế với nhiều biến động khó lường như hiện nay, các DNNQD đang gặp nhiều khó khăn, nguy cơ kinh doanh không có lãi cũng như sắp bị phá sản là rất lớn. Vậy nên, chi nhánh nên có giải pháp đa dạng hóa khách hàng vừa để phân tán rủi ro vừa để đa dạng định hướng khách hàng của chi nhánh Thủ Đô.