Tổng dư nợ

Một phần của tài liệu bao cao thuc tap con gai dong 23a (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2010

2.3.2.1. Tổng dư nợ

BẢNG 5: TỔNG DƯ NỢ CỦA CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012

Đơn vị:Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2010, 2011, 2012)

Tổng dư nợ năm 2011 là 1,211,525 triệu đồng tăng 27,756 triệu đồng tức tăng 2.34% so với năm 2010, sang năm 2012 tổng dư nợ là 1,208,527 triệu giảm so với năm 2011 là 2,998 triệu đồng tương đương với mức giảm 0.25%. So với kế hoạch đề ra năm 2012 tổng dư nợ đạt kế hoạch 100% so với kế hoạch giao. Nguyên nhân ra sao, tình hình cụ thể thế nào sẽ được đề cập phân tích kỹ hơn ở phần tổng dư nợ trong thực trạng CLTD tại chi nhánh.

Từ bảng 5, ta có được biểu đồ sau:

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011/2010 Năm 2012 So sánh 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng dư nợ 1,183,769 1,211,525 27,756 2.34 1,208,527 -2,998 -0.25

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2010, 2011, 2012)

Qua bảng 5 và biểu 3, ta thấy dư nợ năm 2010 tại chi nhánh tương đối cao. Sang năm 2011, công tác tín dụng của chi nhánh có sự tăng trưởng nhanh, DN tăng 27,756 triệu đồng và vượt 2.34% so với năm 2010. Một phần nguyên nhân của sự tăng lên này là do chính phủ Việt Nam đã mạnh tay thực hiện các giải pháp thắt chặt tiền tệ, tài khóa, cắt giảm đầu tư công, chi tiêu công đã phát huy tác dụng khi từ tháng 8/2011, chỉ số tăng giá đã liên tiếp 5 tháng giữ được mức tăng dưới 1%.

Cùng với sự kiện này, môi trường đầu tư cũng được cải thiện, đầu tư trong nước tăng kéo theo nhu cầu vay vốn ngân hàng tăng. Mặt khác, năm 2011 ngân hàng phải đẩy mạnh cho vay để qua đó giảm tỷ lệ dư nợ cho vay chứng khoán xuống đúng theo quyết định 03 của Thủ tướng chính phủ. Nhưng đến năm 2012 thì tổng dư nợ giảm 2,998 triệu đồng hay giảm 0.25% so với năm 2011. Khi đó, giới tài chính chứng kiến vụ sáp nhập tự nguyện đầu tiên trong lịch sử ngành, khi chiều 7/8 Ngân hàng Nhà nước ký quyết định chính thức chấp thuận sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), xóa sổ cái tên Habubank - ngân hàng TMCP đầu tiên tại Hà Nội - sau 20 năm hoạt động không còn tồn tại. Cuộc cải tổ tại nhiều ngân hàng yếu kém vẫn đang tiếp tục, và những cái tên được nhắc tới hiện nay là Navibank, WesternBank, TrustBank, GP Bank...

Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của NHNN, theo đó các NHTM bị khống chế hạn mức tăng trưởng dư nợ tín dụng không quá 30% đến hết năm 2012, hoạt động cho vay của ngân hàng cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ bởi cơ chế cho vay theo lãi suất trần là một trở ngại. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay đã được ưu tiên giảm mà vẫn chưa thu hút được nhiều khách hàng vì các doanh nghiệp giảm TG của mình để chuyển sang sử dụng cho đầu tư, một số doanh nghiệp vay đối tác kinh doanh của mình, các đơn vị thành viên, công ty con vay vốn từ tổng công ty,

người dân, doanh nghiệp tư nhân,... thì cho người thân trong gia đình, bạn bè, đầu mối bạn hàng vay kinh doanh, đầu tư, thanh toán. Năm 2012 cuộc khủng hoảng tài chính đã lan rộng trên thế giới các định chế tài chính lớn bị sụp đổ, và nối tiếp là suy thoái kinh tế toàn cầu, đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước vào khó khăn, dẫn đến quan hệ tín dụng của chi nhánh cũng bị ảnh hưởng nhất định. Bên cạnh đó thì quyết định của thống đốc NHNN đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng đối tượng vay vốn bằng ngoại tệ từ đó mà ảnh hưởng tới tổng dư nợ trong năm. Vì vậy mà khi nói năm 2012 tổng dư nợ giảm xuống là do CLTD tại chi nhánh suy giảm là không chính xác.

Một phần của tài liệu bao cao thuc tap con gai dong 23a (Trang 38 - 40)