Đối với hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu bao cao thuc tap con gai dong 23a (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2010

2.2.2. Đối với hoạt động tín dụng.

Đất nước đang chuyển mình với những bước đi đúng hướng, những thành tựu mới trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực trong đó không thể không nói tới ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Trong hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, nhưng cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn những rủi ro lớn cho các NHTM. Tín dụng trong điều kiện trong nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh ngân hàng và đang đặt ra những yêu cầu mới về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Có thể nói nghiệp vụ tạo vốn là bàn đạp còn sử dụng vốn là động lực quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sự ổn định trong công tác huy động vốn đã phần nào tạo ra nền tảng vững chắc đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh Thủ Đô.

Hiện nay, chi nhánh thực hiện các hoạt động tín dụng sau:

+ Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Đặc biệt là công ty cổ phần, công ty TNHH, hộ gia đình.

+ Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống.

+ Cho vay cầm cố giấy tờ có giá như: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…

+ Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ, thương phiếu và các giấy tờ có giá.

+ Phát hành bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán… cho các tổ chức kinh tế, cá nhân.

Trong 3 năm từ 2010 – 2012, hoạt động tín dụng của chi nhánh đã có nhiều chuyển biến. Chi nhánh đã xác định được khách hàng mục tiêu để tập trung đầu tư cho vay là các công ty cổ phần, công ty TNHH. Ban giám đốc đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như: phát huy sức mạnh tập thể thống nhất, đoàn kết, sáng tạo, thường xuyên thực hiện việc kiểm tra chéo, sắp xếp nhân sự, luân chuyển cán bộ, chế độ khen thưởng…

BẢNG 2: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011/2010 Năm 2012 So sánh 2012/2011 Tuyệt đối % Tổng dư nợ 1,183,76 9 1,211,525 27,756 2.34 1,208,527 -2,998 -0.25 Dư nợ nội tệ 1,064,156 1,062,179 -1,977 -0.19 986,960 -75,219 -7.08 Dư nợ ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 119,613 149,346 29,733 24.86 221,567 72,221 48.36 Dư nợ theo thời hạn vay Ngắn hạn 1,029,303 1,077,082 47,779 4.64 1,090,988 13,906 1.29 Trung hạn và dài hạn 154,466 134,443 -20,023 -12.96 117,539 -16,904 -12.57 Dư nợ theo thành phần kinh tế Dư nợ DNNN 2000 2000 0 0 0 -2,000 -100

Dư nợ

DNNQD 925,869 1,012,864 86,995 9.4 955,906 -56,958 -5.62 Tư nhân, cá

thể, hộ GĐ 255,900 196,661 -59,239 -23.15 252,621 55,960 28.46

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2010, 2011, 2012)

Nhìn vào bảng số liệu 2, cho thấy dư nợ các năm tăng trưởng không đồng đều. Năm 2011, dư nợ đạt 1,211,525 triệu, tăng 27,756 triệu đồng ( tương đương 2.34%) so với năm 2010. Năm 2012, dư nợ đạt 1,208,527 triệu đồng, giảm 2,998 triệu đồng tức giảm 0.25% so với năm 2011.

Xét theo cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay, nhìn chung dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2010, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là 86.95 % năm 2011 là 88.90% và năm 2012 là 90.27%. Lý do ở đây vì khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các công ty cổ phần, công ty TNHH với chủ yếu các khoản vay là ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, quay vòng vốn nhanh.

Xét về dư nợ theo thành phần kinh tế, năm 2010 cho vay của DNNQD là 925,869 triệu đồng, con số này sang năm 2011 tăng lên thành 1,012,864 triệu đồng hay tăng 9.4%. Tuy nhiên, con số này sang đến năm 2012 đã bị giảm 56,958 triệu vì các DNNQD gặp nhiều khó khăn vì tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn DNNQD giảm lượng đi vay. Cho vay của nhóm DNNN năm 2010 và năm 2011 không hề có sự tăng hay giảm sang đến năm 2012 thì hoàn toàn không còn dư nợ vì đến năm 2010 các DNNN trên địa bàn đã chuyển sang cổ phần hóa hoàn toàn. Cho vay tư nhân, cá thể, hộ GĐ giảm từ 255,900 triệu đồng năm 2010 xuống 196,661 triệu đồng năm 2011 do năm 2011 ngành ngân hàng nói riêng và toàn bộ kinh tế nước ta nói chung bị chịu ảnh hưởng từ suy thoái của kinh tế toàn cầu. Nhưng sang đến năm 2012 cho vay tư nhân, cá thể, hộ GĐ thì tăng 55,960 triệu đồng tức tăng 28.46% so với năm 2011 vì sang năm này lãi suất cho vay của chi nhánh ngân hàng giảm nên kích thích việc đi vay của tư nhân, cá thể, hộ GĐ.

Một phần của tài liệu bao cao thuc tap con gai dong 23a (Trang 32 - 34)