- Hoạt động thanh toán thẻ:
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT THỦ ĐÔ
3.2.1.5. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của chi nhánh.
Trình độ của cán bộ tín dụng phải không ngừng được nâng cao. Một thực tế cho thấy tín dụng ngân hàng không chỉ là một khoa học mà nó còn là một nghệ thuật, người CBTD cần phải vận dụng kiến thức tổng hợp về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, hoạt động tài chính, hoạt động kinh tế cùng với những thực nghiệm để đưa ra những quyết định tín dụng chính xác. Bởi họ chính là chủ thể đảm nhiệm mọi công việc từ khâu tiếp xúc khách hàng đến khâu thẩm định, xét duyệt và thu nợ. Hơn nữa đội ngũ CBTD của chi nhánh còn tương đối trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn. Do vậy để hạn chế rủi ro cho ngân hàng, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cho CBTD tại chi nhánh là cần thiết.
+ Mở rộng hơn các lớp tập huấn nghiệp vụ và chuyên sâu về tín dụng, về pháp luật, thị trường và môi trường kinh doanh, hàng tuần, chi nhánh có thể tổ chức những cuộc họp để cùng nhau nghiên cứu văn bản pháp luật, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ.
+ Chi nhánh có thể tự mở các lớp học nghiệp vụ cho cán bộ của mình nhằm giúp cho công tác tín dụng đạt kết quả tốt và mang lại hiệu quả cao hơn, cử cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài để đáp ứng yêu cầu mới khi ngân hàng hội nhập thế giới.
+ Ngoài việc quan tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhân viên, ngân hàng phải chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn, có thái độ rõ ràng hơn đối với nhân viên của mình. Một là, về năng lực công tác yêu cầu mỗi CBTD không những phải thường xuyên nghiên cứu, học tập và thực hiện đúng các quy định hiện hành mà còn phải nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng. Hai là, yêu cầu mỗi cán bộ ngân hàng phải luôn tự bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc.
+ Bên cạnh đó, chi nhánh cũng phải coi trọng công tác thi đua khen thưởng cho những CBTD giỏi và đồng thời cũng phải có biện pháp xử lý những cán bộ biến chất. Có như vậy mới có những cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững quy trình cho vay, có đạo đức tốt, trung thực khách quan có ý thức cao trong công việc bởi có như thế họ mới tự nguyện trau dồi cho mình những kiến thức về kinh tế, xã hội trong nước cũng như quốc tế, tìm hiểu các kiến thức về những ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến khách hàng vay vốn.
+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng phải bắt đầu từ khâu tuyển dụng những người đã qua đào tạo tại các trường chuyên ngành, có am hiểu thực tế.
+ Khâu bố trí lao động: đúng người, đúng việc, đúng vị trí. Và tiếp tục đào tạo qua thực tiễn, người đi trước dìu dắt người đi sau, người nhiều kinh nghiệm truyền đạt cho người ít kinh nghiệm, người biết chỉ cho người chưa biết... Đây chính là nghệ thuật quản trị nhân sự, là yếu tố mang lại thành công trong cạnh tranh. Trình độ cần nâng cao ở đây không chỉ đơn thuần là trình độ chuyên môn, là khả năng thu thập - nắm bắt thông tin, khả năng phân tích, đánh giá khách hàng... mà nó còn bao gồm sự am hiểu về luật pháp, nắm rõ vai trò và vận dụng công cụ marketing trong công việc...