- Hoạt động thanh toán thẻ:
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT THỦ ĐÔ
3.2.7. Các biện pháp khác.
3.2.7.1.Chứng khoán hóa tài sản thế chấp:
Chứng khoán hóa là một quá trình tài chính cơ cấu, tại đó các tài sản thế chấp khác nhau của những người đi vay được tập hợp và đóng gói rồi được dùng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu (gọi chung là trái phiếu đảm bảo bằng tài sản). Tiền từ người mua các chứng khoán này sẽ được chuyển đến các tổ chức tài chính cho vay thế chấp để các tổ chức này cho người đem thế chấp tài sản vay tiền. Chứng khoán hóa chính là quá trình đưa các tài sản thế chấp sang thị trường thứ cấp nơi mà chúng có thể trao đi đổi lại. Nó đã biến các tài sản kém thanh khoản thành những chứng khoán thanh khoản cao.
Có 4 loại chủ thể kinh tế chủ yếu liên quan đến quá trình chứng khoán hóa, đó là: người thế chấp và đi vay, tổ chức tập hợp và đóng gói tài sản thế chấp rồi phát hành chứng khoán, nhà đầu tư mua bán chứng khoán và ngân hàng cho vay. Với 4 chủ thể kinh tế thay vì 2 là người thế chấp - đi vay và ngân hàng cho vay, rủi ro được chuyển từ tổ chức tài chính sang nhà đầu tư trái phiếu đảm bảo bằng tài sản. Việc gộp nhiều loại tài sản thế chấp khác nhau vào một tập hợp cũng là một hình thức phân tán rủi ro. Vì thế, đã có cách gọi các trung gian tài chính tham gia vào chứng khoán hóa là những người tạo ra và phân tán rủi ro. Chính vì thế, chứng khoán hóa tạo thuận lợi cho việc vay và cho vay có thế chấp. Do đó trong tương lai, ngân hàng nên tính toán để có thể áp dụng phương pháp này tuy nó chưa được sử dụng tại Việt Nam nhưng nếu chi nhánh vận dụng được thì sẽ cho kết quả rất tốt.