Đối với hoạt động huy động vốn.

Một phần của tài liệu bao cao thuc tap con gai dong 23a (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2010

2.2.1. Đối với hoạt động huy động vốn.

Như ta đã nắm rõ rằng nguồn vốn là yếu tố đầu vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại luôn chiếm 1 vị trí quan trọng và đặc biệt là nó quyết định sự thành công của ngân hàng. Việc thu hút được nguồn vốn đầu vào sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi cho ngân hàng trong hoạt động sử dụng vốn tín dụng, làm tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô đã xác định nguồn vốn là điểm tựa vững chắc cho tài chính của mình, nguồn vốn vững chắc sẽ tạo đà cho ngân hàng phát triển vững chắc và ổn định. Với định hướng đó chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô đã có nhiều biện pháp và phương thức hợp lý để huy động nguồn vốn đa dạng từ các thành phần kinh tế của xã hội. Chi nhánh đã luôn chủ động, tích cực và không ngừng tăng cường mạng lưới giao dịch thông qua các phòng giao dịch, cây ATM... giải quyết nhanh chóng, gọn nhẹ các thủ tục hành chính, nhân viên ngân hàng chi nhánh phục vụ với thái độ nhiệt tình, văn minh, lịch sự nhằm thu hút tối đa nguồn tiền gửi từ dân cư cả nội tệ lẫn ngoại tệ.

Với phương châm cũng là kim chỉ nam hoạt động của chi nhánh Thủ Đô, đó là: “Mang phồn thịnh đến với khách hàng” càng khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ và thương hiệu của Ngân hàng thương mại Quốc doanh đã thu hút được số lượng tiền gủi của các doanh nghiệp lớn vừa và nhỏ của Hà Nội - Thủ đô của đất nước.

Trong công tác huy động vốn, mặc dù với lãi suất không cao so với lãi suất của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, nhưng với vị trí và uy tín đã được tạo dựng qua nhiều năm đi kèm với việc thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ kết hợp với chính sách khách hàng với nhiều ưu đãi nên chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô luôn hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch đã đề ra. Sau đây là kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô giai đoạn 2010-2012:

BẢNG 1: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So 2011/2010 Năm 2012 So 2012/ 2011

% % Tổng nguồn vốn 1,363,55 2 1,390,399 26,847 1.97 1,420,164 29,765 2.14 Cơ cấu nguồn theo đồng tiền Nguồn nội tệ 1,211,353 1,217,000 5,647 0.47 1,283,737 66,737 5.48 Nguồn ngoại tệ (qui đổi VND) 152,199 173,398 21,199 13.93 136,427 -36,971 -21.32 Phân theo thành phần kinh tế

Tiền gửi, tiền

vay các TCTD 33,440 21,119 -12,321 -36.85 22,142 1,023 4.84 Tiền gửi các

TCKT 696,202 720,552 24,350 3.50 619,296 -

101,256 -14.05 Tiền gửi dân

cư 633,910 648,647 14,737 -1,03 778,727 130,080 20.05

Phân theo kỳ hạn gửi

TG không kỳ

TG có kỳ hạn <12 tháng 200,268 407,142 206,874 103.30 396,326 -10,816 -2.66 TG có kỳ hạn 12 tháng <24 tháng 116,419 134,973 18,554 15.94 36,912 -98,061 -72.65 TG có kỳ hạn >=24 tháng 938,394 732,662 -205,732 -21.92 858,280 125,618 17.15

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2010, 2011, 2012)

BIỂU 1: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2010, 2011, 2012)

Qua bảng số 1 và biểu đồ 1, cho thấy trong các năm qua chi nhánh đã làm rất tốt công tác huy động vốn. Nhìn chung, nguồn vốn huy động có xu hướng tăng dần đều qua các năm. Tổng nguồn vốn tiền gửi năm 2011 là 1,390,399 triệu đồng tăng 26,847 triệu đồng (tức là tăng khoảng 1.97%) so với năm trước đạt 102% kế hoạch cấp trên giao. Đặc biệt năm 2012 có nhiều biến động trong nền kinh tế xã hội cũng như việc phải cạnh tranh huy động vốn nhưng công tác huy động vốn của chi nhánh vẫn đạt kết quả cao.Tổng nguồn vốn tiền gửi năm 2012 là 1,420,164 triệu đồng tăng 29,765 triệu đồng (tức là tăng khoảng 2.14%) so với năm 2011 đạt 106% kế hoạch được giao.

Nếu xét theo loại tiền gửi, tiền gửi ngoại tệ năm 2011 tăng 21,199 triệu đồng (tức tăng 13.93%) so với năm 2010, nhưng so với năm 2011 thì năm 2012 lại giảm 36,971 triệu đồng tương đương với giảm 21.32%. Nguyên nhân, do năm 2011 giá dầu thô và giá vật tư trên thế giới tăng cao gây áp lực lớn đầu vào trong nước, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa liên quan đến nguyên vật liệu nhập khẩu phải bỏ ra nhiều ngoại tệ hơn để nhập khẩu nguyên vật liệu. Sang năm 2012, ngoại tệ chỉ chiếm 9.61% tổng nguồn vốn. Sự thay đổi cơ cấu này là để không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn ngoại tệ, do đó nó vẫn đang được chi nhánh tục định hướng tiếp đến hết năm 2012.

Nếu xét về cơ cấu tiền gửi trong tổng nguồn vốn, tiền gửi từ dân cư năm 2010 là 633,910 triệu đồng chiếm 46.49%, tiền gửi từ TCKT là 696,202 triệu đồng chiếm 51.05%, tiền gửi từ TCTD là 33,440 triệu đồng chiếm tỷ lệ khá nhỏ chỉ 2.46%. Nhìn chung năm 2010 lượng vốn huy động từ TCKT là khá cao.

chính trị ổn định, kinh tế - xã hội phục hồi trong năm 2010 sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tiền gửi từ dân cư năm 2011 là 648,647 triệu đồng chiếm 46.65% tổng nguồn vốn, tiền gửi từ TCKT là 720,552 triệu đồng chiếm 51.82% còn tiền gửi từ TCTD là 21,119 triệu đồng chỉ chiếm 1.53%.

Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là do những khó khăn, thách thức tiềm ẩn trong nội tại nền kinh tế thế giới với vấn đề nợ công, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Giá hàng hóa, giá dầu mỏ và giá một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao và có diễn biến phức tạp. Ở trong nước, lạm phát và mặt bằng lãi suất cao gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư nên lượng vốn huy động được từ các TCTD giảm mạnh và chỉ có tỷ trọng rất nhỏ trong khi lượng vốn huy động được từ các TCKT vẫn là nguồn vốn chủ đạo trong cơ cấu.

Bước vào năm 2012, nguồn vốn huy động chủ yếu của chi nhánh lại là từ tiền gửi dân cư là 778,727 triệu đồng chiếm 54.83% tổng nguồn vốn tăng 130,080 triệu đồng ( hay tăng 20.05%) so với năm 2011. Tiền gửi từ TCKT là 619,296 triệu đồng chiếm 43.61% tổng nguồn vốn giảm 101,256 triệu đồng ( hay giảm 14.05%) so với năm trước. Tiền gửi từ TCTD là 22,142 triệu đồng chiếm 1.56% tổng nguồn vốn có tăng 1,023 triệu đồng ( hay 4,84%) so với năm 2011. Việc nguồn vốn huy động từ TCKT có xu hướng giảm mặc dù lãi suất cho vay đã giảm do số doanh nghiệp mới thành lập trong khoảng 10 tháng đầu năm 2012 đạt hơn 46,000 doanh nghiệp (giảm khoảng 12% so với cùng kỳ năm 2011. Số doanh nghiệp đã giải thể và dừng hoạt động trong 9 tháng đầu năm 2012 là hơn 35,483 doanh nghiệp (tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2011) đã tác động đến hoạt động của các ngân hàng trong nước nói chung cũng như chi nhánh Thủ Đô nói riêng. Bên cạnh đó, chi nhánh Thủ Đô hoạt động trên địa bàn có sự cạnh tranh cao từ phía các ngân hàng trong nước khiến cho việc triển khai công tác của chi nhánh, nhất là công tác huy động vốn gặp khó khăn.

Còn nếu xét theo thời gian thì tiền gửi không kỳ hạn năm 2011 tăng 6.59% (hay tăng 7,150 triệu đồng) so với năm 2010, không chỉ dừng lại ở đó sang năm 2012 tăng lên 11.27% tương đương với 13,026 triệu đồng so với năm 20011. Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng tăng vọt lên với tốc độ cao năm 2011 tăng 103.3% (hay tăng 206,874 triệu đồng) so với năm 2010, đến 2012 đột nhiên bị giảm 2,66% (hay giảm 10,816 triệu đồng) so với năm 2011. Nhưng tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng < 24 tháng

lại giảm trầm trọng trong năm 2012 tới mức 72.65%% (hay giảm 98,061 triệu đồng) so với năm 2011. Đó là do trong năm này tỷ giá VND/USD biến động liên tục, người gửi tiền chưa tin tưởng vào sự ổn định của đồng nội tệ do đó mà họ chỉ gửi tiền với kỳ hạn ngắn. Tiền gửi có kỳ hạn >= 24 tháng năm 2011 cũng bị giảm 21.92% ( hay giảm 205,732 triệu đồng) so với năm 2010, sang năm 2012 có tăng nhẹ 17.15% (tăng 125,618 triệu đồng) so với năm 2011 vì tâm lý người dân có xu hướng tích lũy nhiều hơn.

Một phần của tài liệu bao cao thuc tap con gai dong 23a (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w