Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam.

Một phần của tài liệu bao cao thuc tap con gai dong 23a (Trang 81 - 86)

- Hoạt động thanh toán thẻ:

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT THỦ ĐÔ

3.3.4. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam.

Chi nhánh NHNo & PTNT Thủ Đô là một trong nhiều chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam do đó chi nhánh NHNo & PTNT Thủ Đô chịu sự quản lý sát sao và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của, trong đó có những quy định liên quan đến kết quả hoạt động của ngân hàng cũng như tương lai phát triển của hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Để nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Thủ Đô em xin có một số kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam như sau:

Mặc dù trong thời gian qua thị trường bất động sản có nhiều khó khăn, ngân hàng đang có chính sách hạn chế dư nợ trong lĩnh vực này, nhưng thị trường này vẫn được nhận định là tiềm năng lượng cầu về bất động sản ở các thành phố, đặc biệt là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn lớn hơn rất nhiều so với khả năng cung ứng. Trong dài hạn, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là sẽ phát triển nhanh, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Vì vậy, một khi nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục và tăng trưởng trở lại, lạm phát được kiềm chế, hệ thống ngân hàng được phép mở rộng tín dụng thì bất động sản vẫn là đối tượng quan tâm của các ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần có chiến lược đúng đắn đối với lĩnh vực này, những khoản vay được đánh giá có chất lượng thì cần phải được xem xét cho vay,

nhưng đối với những khoản tín dụng này thì cần phải được phân tích đánh giá kỹ lưỡng hơn.

Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp: Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách RRTD, xem xét RRTD và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…). Trên cơ sở này, Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư. Ngân hàng cần xác định và quản lý RRTD trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình, đặc biệt là các sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Ủy ban của Hội đồng quản trị.

Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp: ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có RRTD, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay… theo quy mô và mức độ phức tạp của ngân hàng. Đồng thời, hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng… để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính sách RRTD của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.

Mở rộng hơn các lớp tập huấn nghiệp vụ và chuyên sâu về tín dụng, về pháp luật, thị trường, môi trường kinh doanh… nhằm giúp cho công tác tín dụng đạt kết quả tốt và mang lại hiệu quả nhiều hơn.

Cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm đánh giá chính xác khách hàng để hạn chế thấp nhất RRTD. Bởi đối với toàn hệ thống NHNo thì nó sẽ trợ giúp đánh giá chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng; xác định một cách hợp lý, chính xác tổn thất tín dụng theo từng dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành kinh tế; phân tích được rủi ro và lợi nhuận của các dòng sản phẩm. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro hơn để có thể xây dựng danh mục tín dụng có chất lượng cao. Đối

giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ, kiểm soát RRTD và góp phần vào cơ chế đánh giá khen thưởng đối với CBTD chính xác hơn.

Tăng cường thông tin cho các chi nhánh trong hệ thống. NHNo&PTNT Việt Nam có ưu thế hơn so với các chi nhánh của mình trong việc thu thập phân tích và xử lý các thông tin tín dụng. Nên cần cung cấp thêm cho các chi nhánh của mình các thông tin về hoạt động của ngành như lợi tức, lợi nhuận bình quân, thông tin về trình độ khoa học công nghệ của ngành, chủ trương chính sách quản lý vĩ mô của Nhà Nước, các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, các mối quan hệ của khách hàng với các chi nhánh khác trong và ngoài hệ thống.

Nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ. Để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống, NHNo&PTNT Việt Nam cần quan tâm bồi dưỡng không chỉ những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các chi nhánh mà còn cần phải tăng cường mở rộng việc đào tạo kiến thức và trình độ chuyên môn cho các cán bộ có năng lực, triển vọng tại các chi nhánh trong hệ thống.

NHNo&PTNT Việt Nam có thể áp dụng nhiều loại hình đào tạo khác nhau để nâng cao trình độ cán bộ cán bộ như cử cán bộ ra nước ngoài học, mở các lớp bồi dưỡng tín dụng chuyên đề. Cung cấp đầy đủ các tài liệu văn bản pháp quy, các quy định mới về nghiệp vụ tín dụng... cho các chi nhánh để cán bộ các chi nhánh tự học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao nghiệp vụ.

Tăng cường kiểm tra kiểm soát. Ngoài việc kiểm tra kiểm soát theo định kỳ NHNo&PTNT Việt Nam cần tổ chức nhiều đợt kiểm tra đột xuất tại các Chi nhánh có biểu hiện bất thường, kiểm tra chéo.

Kết luận

Vai trò của tín dụng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước trong những năm vừa qua là không thể phủ nhận. Với tầm quan trọng đó, hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Thủ Đô đã không ngừng được mở rộng, hoàn thiện và CLTD dần được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm xuống. Ngân hàng là kênh cung ứng vốn lớn và nhanh nhất trong nền kinh tế, các doanh nghiệp muốn có vốn để mở rộng sản xuất, các cá nhân muốn có tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu tức thì thường nghĩ đến phương án vay ngân hàng.

Tuy nhiên ,đây cũng là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, lĩnh vực này càng trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Là một chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh Thủ Đô cần hoàn thiện về nhiều mặt để cùng phát triển với các chi nhánh khác trong hệ thống nói riêng và các ngân hàng khác nói chung. Chi nhánh cần tiếp tục phát huy được những thành tích đã đạt được về việc cải thiện CLTD trong những năm qua, tuyệt đối không được lơ là mất cảnh giác.

Mặc dù em đã cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và đặc biệt được sự giúp đỡ tận tình của giảng viên – TS. Trần Thị Thu Hà cùng các anh chị cô chú tại chi nhánh NHNo nhưng do đây là một vấn đề lớn, phức tạp và do hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như thực tiễn nên bài thực tập của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo thêm của các thầy cô, của các anh chị cô chú trong chi nhánh Thủ Đô và của những ai quan tâm đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu bao cao thuc tap con gai dong 23a (Trang 81 - 86)