Kiến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu bao cao thuc tap con gai dong 23a (Trang 78 - 80)

- Hoạt động thanh toán thẻ:

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT THỦ ĐÔ

3.3.1. Kiến nghị với nhà nước

 Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý:

 Nói chung hệ thống pháp luật của nước ta còn nhiều bất cập, không nói đến thì thôi chứ đã nói đến là có vấn đề như luật dân sự, luật đất đai, luật môi trường, luật đầu tư, luật doanh nghiệp… Do vậy muốn đưa đất nước đi lên hội nhập, sánh vai với thế giới thì nhà nước cũng cần phải sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý.

 Nhà nước nên có ngay các biện pháp kinh tế, hành chính tăng cường bắt buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp.

 Thực trạng ban hành và thực thi luật hiện nay ở nước ta còn nhiều bất cập. Nhiều luật ban hành ra song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc. Vì vậy chính phủ cần có những chỉ

hành luật đã ban hành đồng thời có công văn hướng dẫn các ngành có liên quan; xây dựng những cơ chế, quy định cụ thể tạo điều kiện thực thi pháp luật được dễ dàng.

 Đại hội IX của Đảng cũng đã đưa ra mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước 5 năm 2011 – 2016 là “ Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa”. Kết quả của việc thực hiện chủ trương này là đã tạo ra động lực và cơ chế quản lý năng động sáng tạo, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và hoạt động có hiệu quả. Số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa đã tăng lên khá nhanh cả về số doanh nghiệp lẫn năng lực. Đồng thời số lượng doanh nghiệp nhà nước chưa được cổ phần đã nâng cao được năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh cùng với các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa. Chính phủ nên thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn của Nhà nước để lượng cung hàng hóa đưa ra thị trường trong thời gian tới là những sản phẩm tốt, có chất lượng, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đây cũng là mong đợi của nhiều nhà đầu tư và cơ quan quản lý, nhằm đẩy mạnh phát triển một thị trường chứng khoán bền vững. Muốn vậy cần phải có những biện pháp tác động hơn nữa để khôi phục thị trường chứng khoán đang trong thời gian ảm đạm như hiện nay tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp dễ dàng trong việc thu hút vốn, đặc biệt là việc tiến hành cổ phần hóa NHNo&PTNT Việt Nam trong thời gian tới được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả đáp ứng nhu cầu kinh doanh và cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước.

 Cải tiến công tác tòa án, thi hành án sớm chỉnh sửa pháp lệnh thi hành để nâng cao hiệu lực thi hành, rút ngắn thời gian tố tụng, thời gian thi hành án. Tạo cho các ngân hàng thuận lợi trong việc thu hồi vốn không bị đọng vốn làm mất cơ hội kinh doanh.

 Dự thảo sửa đổi luật các TCTD: Luật các TCTD được ban hành năm 1997, có hiệu lực từ tháng 10/1998 và được bổ sung, sửa đổi năm 2004 cùng với các văn bản pháp luật khác, luật các TCTD đã tạo ra khung pháp lý cơ bản, là nền tảng hình thành nên hệ thống pháp luật được điều chỉnh hoạt động của các TCTD. Tuy nhiên, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO luật các TCTD đã bộc lộ một số bất cập và cần phải được bổ sung, hoàn thiện để tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế và những thay đổi của nền kinh tế đất nước. Do đó, ban hành luật các TCTD

mới là một yêu cầu cấp thiết để khắc phục một cách có hiệu quả và triệt để những hạn chế và bất cập của luật các TCTD hiện hành, kế thừa và phát huy những ưu điểm, những quyết định vẫn còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đồng thời bổ sung một số quyết định mới nhằm đảm bảo cho luật các TCTD thực sự là công cụ quản lý hữu hiệu của nhà nước và là cơ sở pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống TCTD.

 Tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi:

 Nhà nước nên có những biện pháp nhằm đảm bảo môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của doanh nghiệp trong đó có các NHTM và các TCTD. Nên có những bước đệm hoặc những giải pháp thiết thực tháo gỡ những khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Mặt khác, Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, cần điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lý của các chính sách thuế, chính sách bảo hộ đối với hàng hoá sản xuất trong nước, chính sách ngăn chặn hàng nhập lậu … đảm bảo tác dụng của các chính sách này.

 Lạm phát trong những năm vừa qua mà chúng ta đã đề cập là vấn đề cần phải giải quyết và khắc phục trong năm tới. Muốn vậy, Chính phủ sớm triển khai các biện pháp kích thích tiêu dùng, hỗ trợ thị trường nội địa.

Một phần của tài liệu bao cao thuc tap con gai dong 23a (Trang 78 - 80)