Những nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực đáp ỨNG yêu cầu đẩy MẠNH CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa ở TỈNH TIỀN GIANG (Trang 28 - 33)

B. NỘI DUNG

1.2. Các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực trong quá trình

1.2.1. Những nhân tố bên ngoài

1.2.1.1. Tiến bộ khoa học và công nghệ

Khoa học và cơng nghệ khơng chỉ đóng vai trị quan trọng đối với sự ổn định và phát triển nền kinh tế, xã hội của mọi quốc gia mà “mức độ phát triển của khoa học công nghệ tỷ lệ thuận với mức độ phát triển bền vững”. Từ cuối thế kỷ XX đến nay, thế giới đã chứng kiến sự phát triển bứt phá mạnh mẽ của

các nước công nghiệp mới; khả năng duy trì ổn định nền kinh tế-xã hội của các quốc gia có nền khoa học cơng nghệ tiên tiến trước các căng thẳng về tài chính dẫn đến khủng hoảng trong khu vực; và khả năng tái thiết, hồi phục phi thường sau thiên tai, khủng hoảng. Trong đó, bên cạnh các sáng kiến trong cơng tác quản lý nhân lực khoa học công nghệ, các nỗ lực cải cách hành chính cơng và các biện pháp mở rộng phát triển nền kinh tế tri thức, góp phần quan trọng vào thành cơng trong cơng cuộc phát triển, tái thiết đất nước các quốc gia nêu trên, chính là đội ngũ nhân lực khoa học và cơng nghệ.

Tiến bộ khoa học công nghệ là sự phát triển liên tục các thành phần vật chất của lực lượng sản xuất gắn liền với việc tích luỹ kiến thức, hồn thiện hệ thống quản lý sản xuất, nâng cao tiềm lực sản xuất và được thể hiện trong mức tăng hiệu quả kinh tế.

Ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ đang được hình thành trên nền tảng của cách mạng cơng nghiệp lần thứ 3, đó là cuộc cách mạng số, đã bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ trước. Cuộc cách mạng này có đặc trưng là sự kết hợp các cơng nghệ giúp xóa nhịa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học. Đó là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống thực và ảo, Internet kết nối vạn vật và các hệ thống kết nối Internet. Nói một cách ngắn gọn thì viễn cảnh các nhà máy thơng minh trong đó các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung tồn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định có vẻ sẽ khơng cịn xa xơi nữa. Và đây chính là lúc cơng việc của chúng ta trong tương lai sẽ thay đổi.

Bước vào thời đại khoa học và công nghệ, những công cụ lao động hiện nay là những thành quả khoa học và công nghệ hiện đại do con người phát chế và ứng dụng. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ trong thế giới hiện đại.

Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội muốn đạt hiệu quả cao phải xuất phát từ việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phải có những con người có trình độ chun mơn và năng lực quản lý cao, phát triển tồn diện về mọi mặt kể cả trí lực, thể lực, nhân cách và hiệu quả sử dụng. Vì con người bên cạnh tạo mọi giá trị vật chất và tinh thần phục vụ nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội còn là chủ thể của các phát minh khoa học và công nghệ. Sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất đại công nghiệp trong điều kiện thị trường cạnh tranh đã làm cho nhu cầu con người phát triển. Trình độ con người ngày càng cao sẽ làm cho năng suất lao động ngày càng tăng. Cùng với nó, khoa học và cơng nghệ ngày càng phát triển nhanh.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tạo ra một đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ giỏi, là lực lượng nồng cốt trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Con người là mục tiêu và đối tượng quyết định sự phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực nên phát triển khoa học và công nghệ không thể tách rời khỏi yếu tố con người. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, nguồn nhân lực khoa học và cơng nghệ đóng vai trị quan trọng quyết định trong việc phát huy và phát triển năng lực nội sinh của khoa học và công nghệ. Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ là những người triển khai, là chủ thể sáng tạo khoa học cơng nghệ. Khơng có những nhà khoa học hết lịng vì sự nghiệp lao động sáng tạo thì sẽ khơng có những thành tựu khoa học và cơng nghệ. Chính họ là những người sáng tạo, truyền bá và ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học và công nghệ.

Tác động của khoa học công nghệ tới năng suất, tác động tới chất lượng sản phẩm

Khoa học và công nghệ trước hết là sản phẩm của trí tuệ con người. Nó được con người chủ động vật hóa thành các yếu tố của lực lượng sản xuất xã hội. Cho nên, con người tồn tại như một động lực quyết định sự hình thành

những sản phẩm trí tuệ và chuyển hóa chúng cùng với những năng lực của mình thành sản phẩm hữu ích cho xã hội. Mặc dù khoa học và công nghệ là kết quả nghiên cứu của q trình hoạt động thực tiễn nhưng nó cũng tác động mạnh mẽ trở lại hoạt động sản xuất. Do đó, con người hồn tồn có khả năng biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trở thành điều kiện giúp nguồn nhân lực phát triển.

Hầu hết các cơng trình khoa học cơng nghệ được sản xuất và áp dụng đều nhằm mục đích là tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, và cũng chỉ có con đường là áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất mới có thể tạo ra những bước tiến vượt bậc về năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tác động tới phát triển thị trường

Thị trường là một trong những nhân tố quyết định tới sản lượng sản xuất hàng năm của doanh nghiệp. Đầu tiên doanh nghiệp muốn sản xuất thì phải nắm bắt được nhu cầu, phải có được thị trường. Khoa học cơng nghệ cũng có ảnh hưởng lớn đến việc tạo ra thị trường và phát triển thị trường của doanh nghiệp. Với những tiến bộ khoa học cơng nghệ thuộc vào dạng phát minh, sáng chế thì nó có thể mở ra một thị trường hoàn toàn mới đối với doanh nghiệp cũng như đối với nền kinh tế.

Tác động của tiến bộ khoa học công nghệ đến nguồn tài nguyên

Tiến bộ khoa học công nghệ và nguồn tài ngun ln có một mối liên hệ với nhau. Với những tiến bộ khoa học, cơng nghệ tạo ra những máy móc thiết bị có cơng suất lớn trong việc khai thác. Điển hình là khi con người bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhờ sự trợ giúp của của các thiết bị máy móc, cơ khí hóa, tự động hóa , điện,điện tử, điện khí hố và với các loại hình thơng tin đa dạng, phong phú, con người có đủ mọi diều kiện và phương tiện để nhân lên nhiều lần sức mạnh của mình trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Chỉ hơn 300 năm dưới thời văn minh cơng nghiệp đó gây

ra sự suy thối cả về chất lẫn lượng của mơi trường tự nhiên, gấp rất nhiều lần so với sự tàn phá của con người trong hàng ngàn năm trước đó.

1.2.1.2. Sự tham gia của Việt Nam vào quá trình hội nhập quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước. Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, đất nước chúng ta đã từng bước, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Những kết quả đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nhìn lại chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm đổi mới vừa qua, chúng ta thấy rõ hơn những thành tựu đạt được, cùng với những thuận lợi, khó khăn, những cơ hội, thách thức để từ đó phát huy các kết quả đã đạt được, tiếp tục chủ động và tích cực để đạt được những thành tựu mới, vững chắc hơn trong thời gian tới.

Nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự thành cơng của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn vừa qua là hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng. Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng, tham gia hầu hết các tổ chức, định chế quốc tế và khu vực chủ yếu trên thế giới.

Tác động mạnh đến sự tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường trong một số lĩnh vực cụ thể như: công nghiệp, thương mại, các ngành dịch vụ…; thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ

và giá trị gia tăng cao hơn; thúc đẩy thương mại, tăng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và mở rộng quan hệ hợp tác phát triển (ODA).

Quá trình hội nhập quốc tế cùng với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đặt ra u cầu, muốn phát triển nhanh và bền vững phải tiến hành đổi mới toàn diện để tạo mọi nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, trong đó khơng thể thiếu hai nguồn lực quan trọng, đó là nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn lực khoa học và công nghệ.

Hội nhập cũng làm cho hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh gay gắt hơn, khốc liệt hơn khơng chỉ ở thị trường nước ngồi mà ngay cả trên thị trường nội địa. Hơn nữa, hệ thống pháp luật, chính sách, chế độ quản lý cịn nhiều bất cập. Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới chúng ta phải tham gia vào q trình hợp tác phân cơng lao động quốc tế; phải hình thành và mở rộng thị trường lao động; cải cách các chính sách kinh tế đối nội; gia tăng tốc độ thu hút đầu tư. Các vấn đề này sẽ tác động tạo sự thay đổi mạnh mẽ về bố trí, phân cơng chuyển dịch lao động trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực đáp ỨNG yêu cầu đẩy MẠNH CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa ở TỈNH TIỀN GIANG (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w