Những nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực đáp ỨNG yêu cầu đẩy MẠNH CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa ở TỈNH TIỀN GIANG (Trang 33 - 37)

B. NỘI DUNG

1.2. Các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực trong quá trình

1.2.2. Những nhân tố bên trong

1.2.2.1. Phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII nhấn mạnh, qua thực tiễn 5 năm 2011 - 2015 và yêu cầu của bối cảnh tình hình mới, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 được xác định là:

Tiếp tục đổi mới và sáng tạo trong lãnh đạo, quản lý phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường, cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Đồng thời, Nhà nước sử dụng thể chế, các nguồn lực, cơng cụ điều tiết, chính sách phân phối và

phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội, chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo.

Bảo đảm phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu; phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh. Phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ mơi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm quốc phịng, an ninh và giữ vững hịa bình, ổn định để xây dựng đất nước.

Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và định hướng phát triển của Nhà nước. Tập trung tạo dựng thể chế, cơ chế, chính sách và mơi trường, điều kiện ngày càng minh bạch, an toàn, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tự do sáng tạo, đầu tư, kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng trong kinh tế thị trường. Phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ của người dân trong hoàn thiện và thực thi pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân. Xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, trách nhiệm, lấy phục vụ nhân dân và lợi ích quốc gia là mục tiêu cao nhất.

Phát huy cao nhất các nguồn lực trong nước, đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngồi để phát triển nhanh, bền vững. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân, làm động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (01/2016), Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đánh giá kết quả đạt được trong giai đoạn năm 2011 - 2015 như sau: “tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong 5 năm

đạt trên 5,9%/năm. Qui mô và tiềm lực của nền kinh tế tiếp tục tăng lên;… bình quân đầu người khoảng 2.109 USD. Sản xuất công nghiệp từng bước phục hồi; giá trị gia tăng ngành cơng nghiệp, xây dựng tăng bình qn 6,9%/năm; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu công nghiệp tăng. Khu vực công nghiệp cơ bản phát triển ổn định, giá trị gia tăng tăng bình quân 3,0%/năm…Giá trị gia tăng khu vực dịch vụ tăng khá, bình quân đạt 6,3%/năm…” [20, tr.226]. Đạt được kết quả như vậy nhờ Việt Nam biết phát huy giá trị của mọi nguồn lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học công nghệ. Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc; kinh tế khơi phục cịn chậm, tăng trưởng chưa đạt chỉ tiêu đề ra; chất lượng tăng trưởng còn thấp; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng cịn chậm.

Mục tiêu của cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở nước ta đến năm 2020 là chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện tiên tiến, hiện đại, dựa trên phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo năng suất lao động xã hội cao.

Từ nay đến năm 2020 nền kinh tế - xã hội cả nước sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ trên 7,5%, trong đó ngành cơng nghiệp và xây dựng tăng bình quân trên 9%, ngành nơng nghiệp 3,5-4%, ngành dịch vụ 7-8%. Tích lũy nội bộ nền kinh tế đạt 30% GDP năm 2010 và 35% năm 2020. Xuất khẩu tăng trung bình trên 14%/năm.

Lao động qua đào tạo kỹ thuật, ngành nghề khoảng 40%, quĩ sử dụng thời gian lao động đạt 80 - 85%. Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên cả nước.

1.2.2.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực

Thực tiễn cho thấy, sự thành cơng của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phụ thuộc vào nhiều nguồn lực nhưng quan trọng nhất là nguồn nhân lực. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, cùng với việc so sánh với các nguồn lực khác thì nguồn nhân lực chất lượng cao là mục tiêu và động lực để phát triển các nguồn lực khác.

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay, bất kỳ chiến lược, sách lược hay kế hoạch hoạt động nào cũng nhằm đạt đến một mục đích nhất định. Mục đích phải phù hợp với những quy luật khách quan, với khả năng hiện thực của thế giới xung quanh và của bản thân chủ thể. Mục đích có thể được thực hiện bằng nhiều phương tiện, biện pháp khác nhau tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể, tùy từng nơi, từng lúc. Để đạt được mục đích đề ra, chúng ta cần xác định rõ tiêu điểm quan trọng nhất trong chiến lược, sách lược, kế hoạch. Nghĩa là chúng ta phải đưa ra từng mục tiêu nhỏ cần phải đạt được. Vì mục tiêu là chỗ, là điểm để nhằm vào, là đích cần đạt tới để thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Nói cách khác, mục tiêu là trạng thái kinh tế hay xã hội mà con người nhằm đạt tới về một loại hoạt động nào đó trong các hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế.

Thực tiễn chứng minh, trong số các nguồn lực tạo nên cơ sở cho sự phát triển của xã hội hiện đại thì nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn tài ngun vơ giá, có thể tự tái sinh vì các nguồn lực khác dù phong phú, đa dạng và giàu có đến mấy cũng là những đại lượng hữu hạn và chỉ tồn tại ở dạng những tiềm năng. Nó chỉ thực sự có ý nghĩa và phát huy vai trị của mình thơng qua hoạt động của con người. Trong khi đó, trí tuệ hay chất xám của con người là có thể phục hồi, phát triển theo quá trình học tập, bồi dưỡng, nâng cao của con người.

Có thể nói, ngày nay, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết cho sự phát triển nói chung của nhân loại. Con người có trình độ càng cao thì những phát minh của con người càng hiện đại, càng có giá trị cao trong

đời sống xã hội và càng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Ngược lại, tư duy con người không phát triển, năng lực yếu kém sẽ khơng có những sáng kiến khoa học, thiếu năng lực sáng tạo thì khoa học và cơng nghệ khơng thể phát triển, khơng thể mang lại thành quả cao trong sản xuất và đời sống, làm cho đất nước trì trệ, chậm phát triển, nghèo nàn và lạc hậu. Vì thế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ là mục tiêu mà cịn là động lực để phát triển khoa học và cơng nghệ trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay.

Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội muốn đạt hiệu quả cao phải xuất phát từ việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phải có những con người có trình độ chun mơn và năng lực quản lý cao, phát triển tồn diện về mọi mặt kể cả trí lực, thể lực, nhân cách và hiệu quả sử dụng. Vì con người bên cạnh tạo mọi giá trị vật chất và tinh thần phục vụ nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội còn là chủ thể của các phát minh khoa học và công nghệ. Sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất đại công nghiệp trong điều kiện thị trường cạnh tranh đã làm cho nhu cầu con người phát triển. Trình độ con người ngày càng cao sẽ làm cho năng suất lao động ngày càng tăng. Cùng với nó, khoa học và cơng nghệ ngày càng phát triển nhanh.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tạo ra một đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ giỏi, là lực lượng nồng cốt trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Con người là mục tiêu và đối tượng quyết định sự phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực nên phát triển khoa học và công nghệ không thể tách rời khỏi yếu tố con người.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực đáp ỨNG yêu cầu đẩy MẠNH CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa ở TỈNH TIỀN GIANG (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w