Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực đáp ỨNG yêu cầu đẩy MẠNH CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa ở TỈNH TIỀN GIANG (Trang 37 - 42)

B. NỘI DUNG

1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

1.3.1. Tình trạng sức khoẻ của nguồn nhân lực

Sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người cả về thể chất và tinh thần. Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng, năng lực lao động chân tay. Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, khả năng vận động của trí tuệ,

biến tư duy thành hoạt động thực tiễn. Hiến chương của Tổ chức y tế thế giới đã nêu: “ Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ khơng chỉ là khơng có bệnh tật hay thương tật”. Sức khỏe vừa là mục đích, đồng thời nó cũng là điều kiện của sự phát triển nên yêu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người là một địi hỏi hết sức chính đáng mà xã hội phải đảm bảo. Tình trạng sức khỏe được phản ánh bằng một hệ thống chỉ tiêu sau:

Thứ nhất, các chỉ tiêu tổng hợp:

- Tuổi thọ bình quân (tuổi).

- Chiều cao trung bình của thanh niên (m) - Cân nặng (kg)

Các chỉ tiêu này đo lường thể lực chung và được xem như là một chỉ số của tình trạng kinh tế xã hội, vệ sinh xã hội và tình trạng sức khỏe của nhân dân.

Thứ hai, các chỉ tiêu y tế cơ bản

- Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi - Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi - Tỷ lệ trẻ em đẻ dưới 2500g

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng - Tỷ suất chết mẹ

Thứ ba, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật

- Tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm - Tỷ lệ mắc các bệnh có tiêm chủng, - Tỷ lệ chết so với người mắc các bệnh.

1.3.2. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực

Trình độ học vấn là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì cuộc sống. Trình độ học vấn được cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, khơng chính

quy, qua quá trình học tạo suốt đời của mỗi cá nhân và được đánh giá qua hệ thống chỉ tiêu:

Thứ nhất, tỷ lệ dân số biết chữ là số % những người 10 tuổi trở lên có thể

dọc viết và hiểu được những câu đơn giản của tiếng Việt, tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngoài so với tổng dân số 10 tuổi trở lên.

Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá trình độ học vấn ở mức tối thiểu của một quốc gia. Các thống kê giáo dục trong nước và Thế giới hiện nay đều sử dụng chỉ tiêu này.

Thứ hai, số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên đo lường

số năm trung bình một người dành cho học tập. Đây là một trong những chỉ tiêu được Liên hợp quốc sử dụng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của các quốc gia.

Thứ ba, tỷ lệ đi học chung các cấp tiểu học, trung học cơ sở (THCS),

trung học phổ thông (THPT) được dùng để đánh giá trình độ phát triển giáo dục của các quốc gia.

Tỷ lệ đi học chung cấp tiểu học biểu thị số % trẻ em học cấp tiểu học (cấp I), dù tuổi của em này có thuộc độ tuổi cấp tiểu học hay không, trong tổng số dân số ở độ tuổi học tiểu học (6-10 tuổi). Tương tự như vậy đối với tỷ lệ đi học chung cấp THCS (cấp II), trong đó độ tuổi học sinh đi học cấp này là 11-14 tuổi và cấp THPT (cấp III), độ tuổi học sinh đi học cấp học này là 15- 17 tuổi.

Những chỉ tiêu này dùng để đánh giá trình độ phát triển giáo dục của các quốc gia. Các chỉ tiêu này cũng dùng để xây dựng mục tiêu phát triển giáo dục trong công tác kế hoạch.

Thứ tư, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học và trung học.

Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học biểu thị số % trẻ em trong độ tuổi cấp tiểu học, tức là những em từ 6 - 10 tuổi học cấp tiểu học trong tổng số trẻ em

trong độ tuổi cấp tiểu học của dân số. Tương tự như vậy đối với các nhóm tuổi THCS và THPT.

Các chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả của hệ thống giáo dục. Hệ thống giáo dục hiệu quả cao có tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cao vì tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học thấp, và ngược lại.

1.3.3. Trình độ chun mơn kỹ thuật của nguồn nhân lực

Trình độ chun mơn kỹ thuật là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Lao động chuyên môn kỹ thuật bao gồm những cơng nhân kỹ thuật từ bậc 3 trở lên (có hoặc khơng có bằng) cho tới những người có trình độ trên đại hoc. Họ được đào tạo trong các trường, lớp dưới các hình thức khác nhau và có bằng hoặc khơng có bằng (đối với cơng nhân kỹ thuật khơng bằng) song nhờ kinh nghiệm thực tế trong sản xuất mà có trình độ tương đương từ bậc 3 trở lên. Các tiêu chí đánh giá trình độ chun mơn kỹ thuật:

Thứ nhất, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động đang

làm việc. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khái qt về trình độ chun mơn kỹ thuật của Quốc gia, của các vùng lãnh thổ.

Thứ hai, tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo được tính tốn cho Quốc gia,

vùng, ngành kinh tế dùng để xem cơ cấu này có cân đối với nhu cầu nhân lực của nền kinh tế ở từng giai đoạn phát triển.

Kết luận chương 1

Lịch sử phát triển của xã hội đã chứng minh, bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào muốn phát triển nhanh và bền vững đều phải tập trung phát triển nhiều nguồn lực như nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, đất đai, vốn, tài nguyên, cơ sở vật chất - kỹ thuật,… Trong đó, nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cùng với khoa học và cơng nghệ là yếu tố có ý nghĩa thiết thực quyết định sự hưng thịnh hay suy vong của mỗi quốc gia; là động lực phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa các quốc gia với nhau, quyết đinh sự thành công của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hội nhập và phát triển.

Nguồn nhân lực là tổng hợp tiềm năng lao động của con người trong một quốc gia, một vùng, một khu vực, một địa phương trong một thời điểm cụ thể nhất định. Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hồn thiện và nâng cao sức lao động xã hội nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn phát triển.

Xây dựng và phát triển đất nước địi hỏi phải có nguồn nhân lực khơng chỉ về chất lượng và số lượng mà cịn phải có một cơ cấu đồng bộ. Nguồn nhân lực được coi là vấn đề trung tâm của sự phát triển. Nguồn lực con người là điểm cốt yếu nhất của nguồn nội lực, do đó phải bằng mọi cách phát huy yếu tố con người và nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, nội dung phát triển nguồn nhân lực tập trung vào ba vấn đề chính: đảm bảo đủ số lượng nguồn nhân lực với cơ cấu phù hợp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển khả năng phối hợp trong công việc.

Từ những cơ sở lý luận, quan điểm, chính sách phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước ta thời gian qua và hướng sắp tới; cùng những kinh nghiệm trong phát triển nguồn nhân lực của các địa phương giúp chúng ta nhận thức được việc quan tâm triển khai các giải pháp góp phần phát triển nguồn nhân lực là bắt buộc và cần thiết đối với tỉnh Tiền Giang.

Chương 2

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG U CẦU ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP

HỐ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TỈNH TIỀN GIANG

2.1. Những yếu tố tác động đến việc nâng cao chất lượng nguồn lựcđáp ứng u cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hồ, hiện đại hoá ở tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực đáp ỨNG yêu cầu đẩy MẠNH CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa ở TỈNH TIỀN GIANG (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w