Nhóm giải pháp về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực đáp ỨNG yêu cầu đẩy MẠNH CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa ở TỈNH TIỀN GIANG (Trang 83 - 95)

B. NỘI DUNG

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu

3.2.1. Nhóm giải pháp về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy

đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Tiền Giang giai đoạn hiện nay

3.2.1.1. Nâng cao trình độ học vấn của nhân lực

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, cơng nghệ, văn hóa đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội, có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân”.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tỉnh ủy Tiền Giang đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 01-10-2007 về “Phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến 2015”. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 - 2015, cũng đã xác định một trong ba khâu đột phá là đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó, ngày 25-8-2011, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 07/2011/NQ-HĐND về “Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang”; Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành quyết định thực hiện Nghị quyết trên.

Tiền Giang xác định một trong những ưu tiên hàng đầu trong đầu tư phát triển là phát triển nhân lực tồn diện cả về thể lực, trí lực, kỹ năng, hành vi và ý thức chính trị, xã hội theo yêu cầu phát triển tồn diện và bền vững, phát triển nhân lực có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng đào tạo nhân tài, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Một trong những mục tiêu lớn của tỉnh là nâng tỷ trọng lao động qua đào tạo từ 35% (năm 2010) lên 45% (năm 2015) và 51% (năm 2020).

Để nâng cao nâng cao trình độ học vấn của nhân lực, tỉnh Tiền Giang phải

thực hiện:

- Quán triệt và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực, khoa học và công nghệ; xem đây là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong thời gian qua, tỉnh Tiền Giang đã đưa nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ vào Nghị quyết của Tỉnh ủy; xem đây là nhiệm vụ đột phá để giúp cho tỉnh Tiền Giang hoàn thiện quy hoạch, lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hiện nay, tỉnh Tiền Giang cần có cái nhìn mới, khoa học và sáng suốt về việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học và công nghệ.

- Tỉnh Tiền Giang chú trọng ban hành nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư nhằm đẩy mạnh xã hội hóa gắn với tăng cường đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, thu hút mọi nguồn lực xã hội, tạo bước chuyển dịch cả bề rộng lẫn chiều sâu về phát triển nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học và công nghệ. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn, Đảng bộ và chính quyền Tiền Giang đã chú trọng đến việc bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. “Đối với chương trình phát triển nguồn nhân lực, cần tập trung đầu tư nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, nội dung giảng dạy, ngành nghề đào tạo,

… đáp ứng tình hình hiện nay và giai đoạn tiếp theo”. Để thực hiện tốt quan điểm của Đảng bộ, chính quyền các ngành, các cấp tỉnh Tiền Giang cần cụ thể hóa những chủ trương, đường lối của Đảng bộ nhằm nâng cao nhận thức của con người Tiền Giang trong giai đoạn mới.

- Quan tâm thực hiện tốt các chính sách xã hội hóa giáo dục, kêu gọi đầu tư xây dựng các trường, các trung tâm đào tạo nghề dân lập, tư thục đảm bảo đào tạo nghề cho lao động nhất là lao động nông thôn. Mở rộng đào tạo liên thông, liên kết nhằm tạo cơ hội học tập nâng cao tay nghề cho người lao động, nâng cao trình độ chun mơn đáp ứng u cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, đảm bảo lực lượng giáo viên có trình độ đạt chuẩn. Đối với cán bộ tham gia công tác đào tạo nghề cần đưa đi đào tạo lại các chương trình khoa học hiện đại, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới. Đầu tư nâng cấp hồn thiện các cơ sở, trung tâm dạy nghề, đầu tư trang thiết bị đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của Tỉnh, nhất là trong các lĩnh vực kêu gọi đầu tư. Chú trọng đến nâng cao trình độ văn hóa cho lực lượng trẻ, cho nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng dạy nghề và đáp ứng yêu cầu nơi tuyển dụng lao động đặc biệt nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo cho xuất khẩu lao động nhằm tăng thêm thu nhập cho lao động. Tăng cường đầu tư vốn cho phát triển nguồn nhân lực. Các trường đào tạo nghề cần vốn để nâng cao chất lượng đào tạo.

3.2.1.2. Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhân lực

Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục - đào tạo là q trình thay đổi về chất của ngành giáo dục - đào tạo. Đây là quá trình cách mạng trong giáo dục - đào tạo, thay đổi cả hệ thống chương trình, phương thức lãnh đạo, quản lý, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục - đào tạo,… nhằm đào tạo ra những con người có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cao, có kỹ năng lao động sáng tạo và hiệu quả. Với dân số hơn 1,73 triệu người, đa số là dân số trẻ nên Tiền Giang

có một nguồn lao động rất lớn, số người trong độ tuổi lao động chiếm 74% so với tổng số dân. Trong khu vực đồng bằng sơng Cửu Long, Tiền Giang là tỉnh dân cư có trình độ học vấn bình quân cao nhất. Do vậy, lao động của Tiền Giang khi được đào tạo có khả năng tiếp thu nhanh, kỹ năng lao động tốt.

Tiền Giang rất chú trọng đến việc giáo dục và đào tạo, nhất là dạy nghề cho lực lượng lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 18 cơ sở dạy nghề cơng lập, trong đó có 01 trường Đại học, 03 trường cao đẳng, 05 trường trung cấp chuyên nghiệp. Các cơ sở này được trang bị khá đầy đủ các thiết bị dạy nghề, có khả năng đào tạo hàng năm từ 8.000 - 10.000 lao động với hơn 40 ngành nghề khác nhau. Mặt khác, tỉnh còn liên kết các cơ sở đào tạo của thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ với các cơ sở đào tạo của tỉnh nhằm mở rộng quy mô đào tạo, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có kỹ thuật của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo trong bối cảnh đang đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn. Đặc biệt, cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ trong thời kỳ tồn cầu hóa diễn ra và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của tỉnh Tiền Giang. Việc chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế đặt yêu cầu rất cao về nguồn nhân lực có năng lực về thị trường, về kinh doanh, về đổi mới và sáng tạo khoa học và cơng nghệ, sản phẩm mới. Đó là một nhiệm vụ vơ cùng lớn lao, nặng nề của giáo dục và đào tạo. Kinh tế thị trường đặt ra nhiều vấn đề mới trong phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ như vấn đề mâu thuẫn giữa tính hiệu quả chậm của tác dụng giáo dục với tính điều tiết ngắn hạn của thị trường, vấn đề cạnh tranh, “thương mại hóa” trong giáo dục, vấn đề công bằng giáo dục, vấn đề phúc lợi xã hội trong giáo dục và dịch vụ

giáo dục cũng như sở hữu trí tuệ, thị trường khoa học và cơng nghệ, vấn đề đào tạo và sử dụng nhân tài.

Giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ có khả năng tạo ra một lớp người lao động mới có đức có tài, có tác dụng phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở nước ta. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII nêu rõ: “Muốn tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” . Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2020 là: “… đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao…” [20, tr.127]. Từ đó, Đảng bộ tỉnh Tiền Giang khóa X cũng xác định: “Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ chun mơn cao, kỹ năng thực hành giỏi là một trong những khâu đột phá” [29, tr.95].

Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong bối cảnh cách mạng khoa học - công nghệ trong thời kỳ tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ đang chứa đựng những thời cơ và thách thức mới cho tỉnh Tiền Giang.

Muốn thực hiện cuộc cách mạng về khoa học và cơng nghệ trong thời kỳ tồn cầu hóa, chúng ta cần phải đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo phải được “chuẩn hóa”, “hiện đại hóa”, “quốc tế hóa” về nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Trong những năm trước mắt, tỉnh Tiền Giang cần đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Củng cố, mở rộng quy mô, mạng lưới cơ ở giáo dục mầm non phù hợp với

tình hình thực tiễn địa phương; nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục và triển khai thực hiện việc sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề. Phát triển hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế. Tăng cường đầu tư, hợp tác đầu tư mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng theo hướng đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, đào tạo liên thông và đào tạo sau đại học ở một số ngành mà tỉnh đang cần.

3.2.1.3. Mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực

Theo báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang khoa IX tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ X (12/2015): “Đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo theo chuẩn hóa, nâng cao chất lượng từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển” [29, tr.30]. Trong đó, ngành giáo dục phát triển cả về quy mô, chất lượng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Mạng lưới trường lớp được phát triển theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa. Cơng tác phổ cập giáo dục đảm bảo tính bền vững, duy trì tốt kết quả đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Việc đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên được quan tâm. Cơng tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở bước đầu đem lại kết quả; giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề phát triển; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ dạy - học được tăng cường. Giáo dục cao đẳng, đại học chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ và liên thơng. Có sự phối hợp với nhu cầu lao động của các khu, cụm cơng nghiệp trong q trình đào tạo và hướng nghiệp nghề cho học sinh. Trên lĩnh vực khác, chú trọng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ những nhà khoa học, những công nhân, nông dân,… để đáp ứng yêu cầu công việc trong giai đoạn hội nhập, phát triển.

Công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh tốt, đúng hướng. Giáo dục cao đẳng, đại học, trung cấp chuyên nghiệp theo hệ thống chứng chỉ, đào tạo liên thơng có sự phối hợp tốt giữa đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và các khu, cụm cơng nghiệp, từ đó góp phần nâng cao số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Để thực hiện thành cơng q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phải có sự phối hợp hài hịa giữa thành tựu của khoa học tự nhiên với khoa học xã hội và nhân văn. Bởi lẽ, lý luận phải luôn gắn liền với thực tiễn mới có thể tạo được sự phát triển bền vững của tỉnh.

Thông qua các kế hoạch, quyết định, chiến lược, đề án về phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức, tỉnh Tiền Giang đã có được nguồn nhân lực tăng lên về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu lao động của tỉnh. Do vậy, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Sở Nội vụ và các ban ngành đồn thể phải có sự phối hợp tiến hành khảo sát nguồn nhân lực cần cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài. Từ đó, đề ra những đề án, chiến lược đúng đắn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Do vậy, để chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay, tỉnh Tiền Giang cần chú trọng vai trò chiến lược của giáo dục và đào tạo. Tiền Giang cần mở rộng quy mơ giáo dục, đa dạng hóa các hình thức, loại hình đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, quản lý và đội ngũ làm công tác giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học và công nghệ. Cách tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tốt sẽ quyết định chất lượng của các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ sở giáo dục như viện nghiên cứu, các trường đại học hay các trung tâm chuyên ngành. Đối với tỉnh Tiền Giang, chính sách thu hút nhân tài,

ưu đãi, sử dụng nhân tài, ưu tiên các điều kiện về cơ sở vật chất ngân sách cho khoa học và cơng nghệ ln được đạt lên hàng đầu. Vì thế, việc mở rộng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực luôn được quan tâm.

Hiện nay, mơ hình đào tạo, bồi dưỡng trong tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, ngành giáo dục và đào tạo cần liên kết với các Học viện, các trường Đại học có uy tín mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức, viên chức và đặc biệt là đào tạo nghề cho đội ngũ những người lao động đáp ứng yêu cầu nguồn lực lao động ở các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh. Thơng qua việc liên kết đào tạo, trình độ và năng lực chun mơn của đội ngũ trí thức và người lao động được nâng cao.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực đáp ỨNG yêu cầu đẩy MẠNH CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa ở TỈNH TIỀN GIANG (Trang 83 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w