B. NỘI DUNG
2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lự cở tỉnh Tiền Giang
2.2.1. Chủ trương, chính sách của tỉnh Tiền Giang về phát triển nguồn nhân
nhân lực
Phát huy nguồn lực con người luôn là một nhiệm vụ quan trọng được Đảng quan tâm ngay từ ngày đầu thành lập đến nay. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã nhiều lần khẳng định: cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng.
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa X tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ định hướng việc phát hiện, trọng dụng nhân tài của đất nước là: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, cơng nghệ, văn hóa đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề”. “Phát huy và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tri thức của con người Việt Nam và khai thác nhiều nhất tri thức của nhân loại. Xây dựng và triển khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức đến năm 2020”.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng một lần nữa nhấn mạnh: “Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh. Cụ thể đã ban hành các chủ trương, chính sách:
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 về hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ rõ “Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực”
Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 137/2003/QĐ-TTg ngày 11/7/2003 triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003-2010.
Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 143/2004/QĐ-TTg thực hiện chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2004-2008.
Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy họach mạng lưới trường Đại học và Cao đẳng giai đọan 2006-2020.
Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011- 2020.
Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Quyết định số 54-QĐ/TW ngày 12 tháng 5 năm 1999 của Bộ Chính trị quy định về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức; Thơng tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ- CP, Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015; Quy định số 164-QĐ/TW ngày 01 tháng 02 năm 2013 của Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Trên cở sở các văn bản, chỉ thị của Trung ương, để cụ thể và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của địa phương, Tỉnh ủy tỉnh Tiền Giang đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27 tháng 6 năm 2011 về nâng cao chất lượng công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Kế hoạch số 36-KH/TU ngày 10 tháng 01 năm 2013 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020; và các Quyết định phê duyệt quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý của các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện thuộc diện Tỉnh ủy quản lý giai đoạn 2013 - 2015 và sau năm 2015.
Bên cạnh đó, trên cơ sở thực hiện các Quyết định, Nghị quyết, Thông tư của cấp trên, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng các kế hoạch và đề án phát triển nguồn nhân lực. Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 – 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang xây dựng và ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2015 tại Quyết định số 3629/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2011 và đã triển khai đến cho các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, thị xã để tổ chức thực hiện. Trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị đã tổ chức triển khai và xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; từng cơ quan, đơn vị căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị và cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo từng năm, từng giai đoạn.
Từ yêu cầu thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang gắn với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày 28 tháng 01 năm 2015, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 142-QĐ/TTg về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đề ra những mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó, có các tiêu chí về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn của tỉnh Tiền Giang.