B. NỘI DUNG
3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
3.1.3. Đào tạo công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Tiền Giang giai đoạn hiện nay
Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, công nhân lành nghề vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu xã hội để phát triển các ngành kinh tế chủ lực của tỉnh, nhất là để tham gia vào chuỗi giá trị cả nước cũng như nâng cấp vị thế của tỉnh trong chuỗi giá trị đó.
Tiền Giang có nguồn lao động dồi dào (trên 1 triệu lao động trong độ tuổi), một bộ phận lao động có kỹ năng khá (khoảng 40% lao động đã qua đào tạo), tiếp cận với sản xuất hàng hóa, sẵn sàng đáp ứng cao nhất cho nhu cầu tại chỗ và có khả năng tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về lao động với các tỉnh trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thực tế cũng cho thấy, ngoài các trung tâm nghiên cứu, đào tạo của Trung ương đóng trên địa bàn Tiền Giang, tỉnh hiện có Trường Đại học Tiền Giang, Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường Cao đẳng Y tế, Trường Cao đẳng Nghề... đã đào tạo hàng chục ngàn sinh viên, cơng nhân kỹ thuật, lực lượng cán bộ quản lý, góp phần đáng kể trong quá trình phát triển của tỉnh và cho vùng phụ cận.
Thế nhưng, trước bối cảnh phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng, dù nguồn lực lao động hiện có rất dồi dào, nhưng theo đánh giá một trong những
hạn chế trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX là đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, hiệu quả đào tạo nghề trong nơng nghiệp, nơng thơn cịn thấp.
Thực trạng về chất lượng nguồn lực lao động trên địa bàn tỉnh cũng được thể hiện thơng qua phân tích về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Tiền Giang hàng năm. Theo kết quả đánh giá, liên tục những năm qua, chỉ số Đào tạo lao động trong 10 chỉ số thành phần để cấu thành PCI của Tiền Giang ln ở nhóm thấp nhất và dường như khơng có nhiều thay đổi về điểm số.
Nhu cầu sử dụng lao động còn rất lớn, nhất là khi tỉnh thực hiện chủ trương phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Theo dự báo của Sở Kế hoạch - Đầu tư, trong thời gian tới nhu cầu sử dụng lao động trong khu vực nơng, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm, nếu như năm 2015 có gần 503.000 người, chiếm gần 53% tổng số lao động làm việc, đến năm 2020 tỷ trọng giảm xuống cịn 47,5%.
Trong khi đó, dự kiến đến năm 2020 nhu cầu lao động cho các khu, cụm công nghiệp đạt khoảng 121.000 lao động. Do đó, khu vực 2 của tỉnh sẽ tiếp tục phát triển mạnh, thu hút một lượng lớn lao động từ nông, lâm, ngư nghiệp. Dự báo, đến năm 2020, tổng nhu cầu lao động cho phát triển khu vực 2 khoảng 212.000 người. Trong khi đó, nhu cầu lao động cho khu vực dịch vụ được dự báo sẽ tăng bình quân 6,52% cho giai đoạn 2016 - 2020. Chính nhu cầu sử dụng lao động tăng cao sẽ giúp cho tỷ lệ lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 dự báo chỉ còn 3,15%.
Một trong những giải pháp trọng tâm trong lĩnh vực đào tạo nghề, giải quyết việc làm trong thời gian tới là chuyển từ mục tiêu “số lượng việc làm” sang “chất lượng việc làm”; đồng thời điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý để khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên nguồn nhân lực (kể cả thu hút nguồn nhân lực
từ bên ngoài); nâng cao chất lượng việc làm, tăng năng suất lao động, hiệu quả nền kinh tế.