B. NỘI DUNG
1.3.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực
Trình độ chuyên môn kỹ thuật là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Lao động chuyên môn kỹ thuật bao gồm những công nhân kỹ thuật từ bậc 3 trở lên (có hoặc không có bằng) cho tới những người có trình độ trên đại hoc. Họ được đào tạo trong các trường, lớp dưới các hình thức khác nhau và có bằng hoặc không có bằng (đối với công nhân kỹ thuật không bằng) song nhờ kinh nghiệm thực tế trong sản xuất mà có trình độ tương đương từ bậc 3 trở lên. Các tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Thứ nhất, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động đang
làm việc. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khái quát về trình độ chuyên môn kỹ thuật của Quốc gia, của các vùng lãnh thổ.
Thứ hai, tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo được tính toán cho Quốc gia,
vùng, ngành kinh tế dùng để xem cơ cấu này có cân đối với nhu cầu nhân lực của nền kinh tế ở từng giai đoạn phát triển.
Kết luận chương 1
Lịch sử phát triển của xã hội đã chứng minh, bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào muốn phát triển nhanh và bền vững đều phải tập trung phát triển nhiều nguồn lực như nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, đất đai, vốn, tài nguyên, cơ sở vật chất - kỹ thuật,… Trong đó, nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cùng với khoa học và công nghệ là yếu tố có ý nghĩa thiết thực quyết định sự hưng thịnh hay suy vong của mỗi quốc gia; là động lực phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa các quốc gia với nhau, quyết đinh sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hội nhập và phát triển.
Nguồn nhân lực là tổng hợp tiềm năng lao động của con người trong một quốc gia, một vùng, một khu vực, một địa phương trong một thời điểm cụ thể nhất định. Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao sức lao động xã hội nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn phát triển.
Xây dựng và phát triển đất nước đòi hỏi phải có nguồn nhân lực không chỉ về chất lượng và số lượng mà còn phải có một cơ cấu đồng bộ. Nguồn nhân lực được coi là vấn đề trung tâm của sự phát triển. Nguồn lực con người là điểm cốt yếu nhất của nguồn nội lực, do đó phải bằng mọi cách phát huy yếu tố con người và nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, nội dung phát triển nguồn nhân lực tập trung vào ba vấn đề chính: đảm bảo đủ số lượng nguồn nhân lực với cơ cấu phù hợp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển khả năng phối hợp trong công việc.
Từ những cơ sở lý luận, quan điểm, chính sách phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước ta thời gian qua và hướng sắp tới; cùng những kinh nghiệm trong phát triển nguồn nhân lực của các địa phương giúp chúng ta nhận thức được việc quan tâm triển khai các giải pháp góp phần phát triển nguồn nhân lực là bắt buộc và cần thiết đối với tỉnh Tiền Giang.
Chương 2
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP
HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TỈNH TIỀN GIANG