B. NỘI DUNG
3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
3.1.1. Nhận thức đúng đắn vai trò, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đáp
hiện nay
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, cơng nghệ, văn hóa đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội, có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân.
Nhận thức rõ nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Tiền Giang đã thực hiện nhiều giải pháp để Phát triển nguồn nhân nguồn nhân lực. Trong thời gian tới, Tiền Giang xác định tiếp tục ưu tiên đầu tư cho giáo dục - đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển nhân tài, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành,… tạo bước đột phá để góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Tỉnh ủy Tiền Giang đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 01-10-2007 về “Phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến 2015”. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 - 2015, cũng đã xác định một trong ba khâu đột phá là đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó, ngày 25-8-2011, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 07/2011/NQ-HĐND về “Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang”; Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành quyết định thực hiện Nghị quyết trên.
Tiền Giang xác định một trong những ưu tiên hàng đầu trong đầu tư phát triển là phát triển nhân lực toàn diện cả về thể lực, trí lực, kỹ năng, hành vi và ý thức chính trị, xã hội theo yêu cầu phát triển tồn diện và bền vững, phát triển nhân lực có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng đào tạo nhân tài, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Một trong những mục tiêu lớn của tỉnh là nâng tỷ trọng lao động qua đào tạo từ 35% (năm 2010) lên 45% (năm 2015) và 51% (năm 2020).
3.1.2. Tuyển chọn, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí nguồn nhânlực đáp ứng u cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.