Tiêu chí xây dựng giađình văn hóa mới ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hoá vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 64)

Ngày nay chúng ta đang xây dựng gia đình văn hóa mới theo những tiêu chí cơ bản: Xây dựng quan hệ dân chủ, bình đẳng, hịa thuận, hạnh phúc, tiến bộ giữa các thành viên, hăng hái tham gia lao động và thực hành tiết kiệm, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... Chỉ khi hội đủ các tiêu chí này thì gia đình mới trở thành môi trường giáo dục tốt đối với con em, trở thành trường học chân chính về tình thương và lẽ phải cho sự hình thành nhân cách con người mới trong thế hệ trẻ. Trong gia đình, vợ chồng có thực sự u thương, tơn

trọng nhau, thường xuyên bàn bạc để cùng chăm lo cơng việc chung, hết lịng chăm sóc, u q con cái, có quan điểm và phương pháp giáo dục đúng với con cái thì mới mong có con ngoan trị giỏi, biết yêu thương, nghe lời cha mẹ, yêu mến cộng đồng... Một gia đình văn hóa mới chẳng những là gia đình hịa thuận, mọi người quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, mà cịn là một gia đình nền nếp, bố mẹ biết cách tổ chức cuộc sống trong gia đình, là tấm gương mẫu mực về nhân cách sống, tránh những hủ tục, mê tín dị đoan...

Thực hiện tốt những nội dung của gia đình văn hóa mới là biến gia đình thành “mơi trường giáo dục”. Mơi trường đó tạo nên khung cảnh và bầu khơng khí thân thương, đầm ấm, chan hịa của tập thể nhỏ, nhờ đó mà mọi lời nói và hành động của cha mẹ có sức truyền cảm và tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến con cái.

Xây dựng gia đình thành một tập thể nhỏ tiên tiến khơng chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình, mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Mặc dù xã hội khơng thể “làm thay” gia đình trong việc giáo dục con cái, nhưng vai trò và tác dụng của các tổ chức xã hội trong việc này là rất lớn. Qua cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa cho thấy: ở nơi nào có phong trào quần chúng do các tổ chức xã hội phát động phát triển mạnh mẽ, thì ở nơi ấy có sự chuyển biến của các gia đình theo hướng tiến lên để trở thành gia đình văn hóa.

Mọi tác động của xã hội đến gia đình đều được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước thơng qua hệ thống chính trị. Sự tác động đó đạt hiệu quả như thế nào tùy thuộc vào vai trò tổ chức và giáo dục của các đoàn thể như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ... Hiện nay, ở những thơn, bản, xóm, ấp, khu phố... vai trò của các tổ chức quần chúng cũng như tác dụng của các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục của nhân dân có ý nghĩa thiết thực và rất quan trọng. Thực tế cho thấy, những tổ chức nhân dân ở các nơi đó có tác dụng giáo dục, động viên rất lớn đối với các gia đình trong việc xây dựng mối quan hệ dân chủ, bình đẳng giữa vợ chồng, trong việc động viên các gia đình hăng hái tham gia lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm... Ở một số nơi (đặc biệt là thành

thị), hoạt động tích cực và kiên trì của ban chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng đã góp phần giáo dục, cảm hóa được nhiều trẻ em hư hỏng trở thành cơng dân tốt.

Các chuẩn mực gia đình văn hố đã được Đảng ta đưa ra từ lâu. Ngay trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1947), mặc dù bận rộn nhiều công việc nhưng Bác Hồ vẫn quan tâm đến xây dựng nếp sống mới, gia đình văn hố mới. Theo Bác, một gia đình văn hố mới phải đảm bảo các chuẩn mực sau:

- Về tinh thần: Trong gia đình trên thuận dưới hoà, khơng thiên tư, thiên ái. Bỏ thói mẹ chồng hành hạ nàng dâu, dì ghẻ ghét bỏ con chồng.

- Về vật chất: Từ ăn mặc đến việc làm, phải ăn đều, tiêu sịng có kế hoạch, có ngăn nắp.

- Cưới hỏi, giỗ tết phải giản đơn, tiết kiệm.

- Đối với xóm giềng phải thân mật, sẵn sàng giúp đỡ, đối với việc làng việc nước phải hăng hái tham gia.

- Người trong nhà ai cũng phải biết chữ. Luôn cố gắng làm cho nhà mình thành một kiểu mẫu trong làng.

Như vậy tại thời điểm năm 1947, Hồ Chí Minh đã đưa ra năm chuẩn mực về gia đình văn hố. Trong đó bao trùm lên là gia đình hoà thuận, bình đẳng, đoàn kết xóm giềng, thực hành tiết kiệm, thực hiện việc nước, có trình độ văn hố.

Nhận thức được điều đó và căn cứ vào tình hình đất nước, đến năm 1994, Thứ trưởng Bộ văn hố- thơng tin Vũ Khắc Liên đã bổ sung thêm chuẩn mực về gia đình văn hố, đó là thực hiện tốt kế hoạch hố gia đình. Cụ thể là:

- Gia đình hạnh phúc tiến bộ. - Quan hệ tốt với xóm giềng.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân. - Thực hiện tốt kế hoạch hố gia đình.

Những chuẩn mực đó được nhân dân ta thực hiện tốt. Các địa phương trong cả nước đã cụ thể hoá các chuẩn mực phù hợp với địa phương mình.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hoá vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở việt nam hiện nay (Trang 61 - 64)