Một trong những động lực phát triển của xã hội Việt Nam trong quá độ lên CNXH hiện nay là phải giáo dục cho thanh niên quan

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hoá vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở việt nam hiện nay (Trang 85 - 94)

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

3) Một trong những động lực phát triển của xã hội Việt Nam trong quá độ lên CNXH hiện nay là phải giáo dục cho thanh niên quan

trong quá độ lên CNXH hiện nay là phải giáo dục cho thanh niên quan điểm tiến bộ về tự do kết hơn và tự do ly hơn.

Hiện nay khơng ít bạn trẻ vẫn quan niệm sai lầm về tình u và hơn nhân: Hơn nhân là kết thúc tình yêu, hoặc là sự phát triển tới đỉnh cao của tình u, hoặc hơn nhân là sự phát triển tới đỉnh cao của tình u, hoặc hơn nhân là thiết chế duy trì bảo vệ tình u. Thậm chí cịn quan niệm rằng “u cho vui, mất gì mà khơng u”, “u nhau là kỷ niệm, lấy nhau là tình cờ”, “lấy vợ thì cưới liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha” v.v. Có nhiều bạn trẻ yêu nhau say đắm tưởng chừng không thể nào sống thiếu nhau được một giây, nhưng khi đã thành vợ chồng lại muốn thốt khỏi nhau ngay vì sự cuồng si, bất chấp lời bàn bạc của bạn bè và người thân mong họ tỉnh ngộ, vỡ lẽ rằng vẻ đẹp bên ngoài khơng cịn hấp dẫn và không thể thay thế cho sự gắn bó tình cảm sâu sắc. Cũng có bạn u thực dụng vì tiền tài, địa vị khi bước vào cuộc sống chung gia đình thì hóa ra tiền khơng thể thay thế tình được, nếu coi tiền là trên hết thì tiền bạc sẽ đến bạc tình là tất yếu, vì với họ tiền sẽ mua bán được tất cả. Thế là gia đình tan vỡ, hạnh phúc bị tuột khỏi tay. Hoặc họ có thể sống với nhau như hai

kẻ xa lạ trong cùng một mái nhà. Đó là một số trong những nguyên nhân làm nảy sinh quan hệ khơng lành mạnh, thiếu suy nghĩ, khơng trách nhiệm trong tình u và dẫn đến tình trạng ly hơn ngày một tăng trong đời sống gia đình của xã hội làm ảnh hưởng hiệu suất hoạt động, công tác của cá nhân và xã hội.

Tình u nam nữ của hơn nhân chân chính là biểu hiện của đạo đức trong sáng. u nhau khơng phải để nhìn nhau mà phải là để chung nhìn một hướng, làm khỏe mạnh và làm đẹp nhau hơn.

Chỉ quan niệm tình u và hơn nhân như thế, cá nhân mới tốt lên, gia đình mới tốt lên và xã hội mới tốt lên. Xã hội ta đang cần và cần nhiều người tốt, nhiều gia đình tốt và ngày càng nhiều thêm những cá nhân tốt, gia đình tốt. Nhưng tình cảm đạo đức tốt không là yếu tố tự phát trong mỗi cá nhân, vì thế khơng thể khơng trang bị cho mọi người, nhất là tuổi trẻ những quan niệm đúng đắn về tình u và hơn nhân gia đình hạnh phúc.

Tình yêu là cơ sở của gia đình, là nội dung quan trọng nhất của đạo đức trong quan hệ gia đình. Tình yêu là hình thức của quan hệ nam nữ, nhưng khơng chỉ là ham mê tính dục mà một sự cao thượng, một tình cảm chân chính của con người. Nó là một say mê, nhưng là một say mê cao quý trở thành giá trị đạo đức khi biểu hiện của nó khơng mâu thuẫn với những tập quán hợp lý lành mạnh và lợi ích xã hội.

Có nhiều cách nêu khái niệm tình yêu khác nhau, nhưng chung quy lại tình u có cơ sở trước hết ở sự quyến luyến lẫn nhau giữa nam và nữ phụ thuộc vào tình cảm thẩm mỹ của họ. Phủ nhận yếu tố thẩm mỹ như một nguồn của tình u, coi nó chỉ là yếu tố phụ thuộc của ham mê tính dục là sai lầm thơ bạo. Hai người u nhau khơng chỉ vì họ khác giới mà chủ yếu là họ thích nhau. Nhưng nếu tình u chỉ có yếu tố thẩm mỹ và ham mê tính dục làm cơ sở thì ngay từ đầu nó mang nguy cơ bị tiêu vong vì thị hiếu sẽ biến đổi, ham mê tính dục sẽ suy giảm do kết quả của sự bảo hịa.

Tình u chân chính khơng hề biết đến sự bảo hịa. Luật thích ứng tính dục khơng làm suy giảm tình u, nếu tình u có nguồn cốt yếu khác quan trọng hơn là sự tôn trọng lẫn nhau và thủy chung. Tình u biểu hiện

chính ở nguồn đó. Tơn trọng lẫn nhau và thủy chung khơng những là ngọn nguồn mà cịn là đặc trưng chủ yếu của tình u. Ham mê xác thịt có thể làm suy giảm những cá nhân con người, nhưng giá trị tinh thần của nó, khơng bao giờ làm ta nhàm chán, nếu ta kính trọng và thật sự u người.

Tình u chân chính giữa nam và nữ khơng phải chỉ là tính dục đơn thuần mà trong đó phải có sự âu yếm trở lại của người mình yêu - nam, nữ đều bình đẳng về mặt này - Tình u có sức mạnh và bền bỉ khiến hai người hễ không lấy được nhau, phải xa nhau là điều đau khổ nhất, có khi họ liều mình chấp nhận hy sinh tính mạng vì tình u. Tình u là khơng thể chia sẽ. Ăngghen cũng đã từng nói rằng, tình u trong quan hệ vợ chồng khi quan hệ tính giao người ta khơng chỉ hỏi đó là quan hệ vợ chồng, hay quan hệ tư thông mà người ta chủ yếu hỏi quan hệ ấy có dựa vào tình u của hai người hay khơng.

Hôn nhân dưới chủ nghĩa xã hội có cơ sở vững chắc là tình u chân chính của nam và nữ và ln được củng cố bởi điều kiện xã hội biến đổi ngày càng hoàn thiện. Vợ chồng thủy chung, q trọng nhau khơng chỉ là sự ham mê xác thịt, mà chủ yếu là những lợi ích tinh thần thống nhất họ lại. Lý tưởng, đạo đức chung, thị hiếu và xu hướng chung là ngọn nguồn cơ bản của tình yêu. Sự thống nhất về đạo đức, thị hiếu và xu hướng phần lớn phụ thuộc sự gần nhau về trình độ văn hóa và trình độ phát triển trí tuệ. Tất cả những yếu tố đó tạo nên sự tương đồng ý hợp, sự phù hợp tính cách - Đó là nguồn mạnh mẽ nhất của tình u. Trong tình u đúng đắn, chân chính hàm chứa tình bạn, tình đồng chí, nhưng có cơ sở tình cảm thẩm mỹ và sự quyến luyến về xác thịt.

Trong quan hệ nam nữ, tình yêu nam nữ là hình thức cao nhất của quan hệ ấy. Trong gia đình tình yêu là cơ sở của gia đình, vì tình yêu là cơ sở vững chắc và là tiền đề của hơn nhân, tình u là biểu hiện quan trọng nhất về đạo đức trong gia đình. Trong gia đình là tình yêu vợ chồng, tình yêu cha mẹ với con cái.

Đành rằng đã là tình yêu thì phải lãng mạn, phải đam mê, cuồng nhiệt, nhưng phải là đam mê, cuồng nhiệt, lãng mạn có lý trí. Tình u nam nữ biểu hiện ở sự tơn trọng nhân cách của nhau, chung thủy với nhau,

chớ khơng phải chủ yếu ở tính dục và thẩm mỹ, mặc dù xuất phát đầu tiên của nó là sự quyến luyến giữa hai người khác giới và sự ham thích lẫn nhau. Trong tình u vợ chồng cũng vậy, những lợi ích tinh thần như lý tưởng, đạo đức chung, thị hiếu và xu hướng chung đã thống nhất họ lại. Ngọn nguồn mạnh mẽ của tình yêu vợ chồng cũng là sự tơn trọng, lịng chung thủy chứ không phải là sự phù hợp về tính dục mặc dù sự phù hợp về thể chất tính dục là một yếu tố quan trọng để duy trì tình cảm vợ chồng và quan hệ gia đình.

Nói trong tình u nam nữ và trong tình yêu vợ chồng đều hàm chứa tình bạn, tình đồng chí, tức địi hỏi trong nó một sự bình đẳng thật sự về tình cảm và hành động. Do đó thủy chung là nét đẹp của tình yêu, thì bội bạc bao giờ cũng là sự vi phạm thơ bạo trong tình u và nghĩa vụ vợ chồng, xúc phạm lòng tự trọng, tự ái và ý thức nhân phẩm của một trong hai bên.

Lòng chung thủy phải là sản phẩm của những traí tim yêu thương chân chính, bình đẳng thật sự với nhau. Có như vậy mới nhìn rõ sự bội bạc.

Dưới chủ nghĩa xã hội hơn nhân là đỉnh cao và tiếp nối chất mới của tình yêu. Vì vậy chung thủy, bội bạc là đạo đức, qui định xuất phát trước hết từ nhu cầu tình cảm chân chính của con người và sự mong muốn của xã hội nhằm bảo vệ hạnh phúc cá nhân và gia đình. Dù sự bội bạc của phụ nữ, trước sau khơng tránh khỏi những hậu quả về sinh học, kinh tế, v.v, nặng nề hơn sự bội bạc của nam giới, dù phụ nữ dễ giữ mình khỏi tội bội bạc hơn do quán tính khắt khe của xã hội đối với phụ nữ và những hậu quả kinh tế tinh thần họ phải gánh chịu nặng hơn so với đàn ơng, thì sự bội bạc của cả hai người đều phải bị lên án như nhau.

Dĩ nhiên như vậy không phải tất cả mọi trường hợp bội bạc đều dẫn đến ly hôn - cịn ly hơn thì khơng phải là bội bạc - bội bạc là chỉ những quan hệ tính giao phóng túng, ngoại tình, khơng tơn trọng, khơng bình đẳng với nhau trong quan hệ vợ chồng, nhưng chưa hẳn trong họ tình yêu đã nguội tắt. Nhưng, như thế cũng khơng có nghĩa là chấp nhận sự bội bạc,

vì như vậy là dung túng cho suy nghĩ và hành động vô đạo đức - cái chính là con người bội bạc vẫn có khả năng hối cải.

Hôn nhân là đỉnh cao và là sự tiếp nối chất mới của tình yêu, nhưng khơng là thiết chế duy trì tình u - Đơi trai gái có thể chung thủy trong tình yêu và họ cảm thấy hạnh phúc, nhưng khơng vì thế mà họ có hạnh phúc và thủy chung trong cuộc sống tình u vợ chồng. Khơng phải bằng kết hơn mà người ta có thể duy trì tình u mãi mãi. Ly hơn là xác nhận sự thật cuộc sống vợ chồng trong đó tình u đã chết chứ khơng phải xác nhận một sự bội bạc nào đó. “Tình u là một thứ văn hóa cao cấp của nhân loại, chỉ cần xem một con người yêu như thế nào cũng có thể kết luận chính xác anh thế nào. Con người có thể xây dựng nhà máy thủy điện và lâu đài, thành phố nhưng nếu khơng học u đương một cách chân chính thì vẫn chỉ là một con người man rợ”.

Và đến đây vấn đề cần đặt ra là: Tình yêu là quyết định ràng buộc hai con người với nhau, khi giữa họ khơng cịn tình u nữa thì tốt nhất là chia tay bằng ly hơn. Phải chăng hôn nhân dưới chủ nghĩa xã hội là không

cần đến độ bền vững của gia đình.

Khác với chế độ hơn nhân trong các xã hội trước, hôn nhân dưới chủ nghĩa xã hội không ràng buộc vĩnh viễn cuộc đời hai người với nhau. Khi hai người sống với nhau khơng cịn tình u nữa, pháp luật sẵn sàng cho họ ly hơn. Nhưng khơng phải vì thế mà tự do kết hơn, và tình u khơng tính đến sự bền vững của gia đình. Một sự thật ngày nay ở Việt Nam, tình trạng ly hôn ngày một tăng với nhiều nguyên nhân khác nhau như: do u cảm tình thích nhau bởi vẻ đẹp bề ngoài, ngộ nhận về một đức tính tốt nào đó của người bạn mình, do u thực dụng vì tiền tài, địa vị, danh vọng, do tình trạng tính dục hóa tình u, do thời gian tìm hiểu chưa đủ hiểu nhau thậm chí bỏ qua tìm hiểu tiến thẳng đến hơn nhân; do chưa được trang bị những kiến thức hiểu biết cần thiết về gia đình, do mâu thuẫn thế hệ; do quan hệ ngoại tình và cuối cùng là nguyên nhân khá quan trọng đáng quan tâm là do quan niệm quá dễ dãi về ly hôn.

Chúng ta chấp nhận tự do ly hơn là để giải phóng cho phụ nữ và một số cặp vợ chồng khỏi ách khổ ải tinh thần trong gia đình cũ khơng cịn tình

yêu. “Trên thực tế tự do ly hơn khơng có nghĩa là làm tan rã những liên hệ gia đình mà ngược lại nó là sự củng cố những liên đó trên cơ sở dân chủ bền vững và duy nhất có thể được trong xã hội văn minh”. Ly hôn tăng trong giai đoạn lịch sử nào đó - nhất là trong đồng bào Cơng Giáo và dân tộc thiểu số là dấu hiệu đáng mừng, nhưng ly hôn tăng không ngừng trong toàn bộ đời sống xã hội cùng sự phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa là vấn đề phải được xem xét lại.

“Các bạn trẻ muốn yêu nhau như thế nào tùy thích, yêu như thời xưa hay như thời nay đều được. Nhưng tình u đó đưa đến sự ra đời một con người thứ ba, và vì thế, cuộc hơn nhân đã mang tính xã hội”. Ly hôn với bất cứ lý do nào, bằng cách gì cũng đều mang lại những hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, xã hội. Với cá nhân, ly hơn là mất mát lớn nhất trong cuộc sống sau đó. Người ta đã thống kê được rằng số người sau ly hôn mắc bệnh tâm thần, bị tai nạn giao thông, tự sát cao hơn những người bình thường khác. Q trình thích nghi sau ly hơn thường rất khó khăn - nhất là với phụ nữ - do phải tổ chức lại các mối quan hệ cá nhân, tìm kiếm tình yêu và thiết lập quan hệ tình dục mới; do khơi phục tự trọng để vượt qua ý thức về lỗi lầm và đớn đau sau ly hơn; do thay đổi thói quen sở thích cá nhân có liên quan đến ly hơn; do thay đổi người quen, bạn bè; do phức tạp về kinh tế; do phải giải quyết các liên hệ với con cái sau ly hôn. Với con trẻ, chúng phải chịu cảnh sống thiếu tình cảm thậm chí bị xúc phạm làm chúng nảy sinh tình cảm hạ mình, hờn giận, căm thù, xấu hổ vì cảm thấy bị bỏ rơi và vì những quan hệ xấu trong gia đình, do đó có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển phẩm chất tư duy, trí tuệ, nhân cách con trẻ. Tỷ lệ trẻ hư - vì thế - trong các gia đình ly hơn chiếm tỷ lệ khá cao trong số trẻ hư toàn xã hội.

Khơng thể nào mẹ hoặc bố có thể đền bù được phần tình cảm của bố hoặc mẹ bị thiếu trong tâm hồn trẻ thơ. Cịn với xã hội dù có tích cực là giải phóng phụ nữ và một số cặp vợ chồng nhưng chính ly hơn gây ra, quan niệm ly hơn là dễ dàng làm tỷ lệ ly hôn ngày một tăng Mặt khác do ảnh hưởng của ly hôn mà hiệu suất công tác, lao động của cá nhân bị giảm,

ảnh hưởng không nhỏ hiệu suất xã hội, làm tăng kết hơn vội, khơng thiện chí giải quyết điều hịa các xung đột gia đình mà chỉ thấy ly hơn là tốt nhất. Ly hôn trong hôn nhân tự do tiến bộ là nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng, là làm cho cuộc sống vợ chồng thật sự dân chủ, chứ khơng có nghĩa khuyến khích sự ly hơn. Ly hơn tự do là nhằm củng cố mối quan hệ gia đình bền vững.

Khơng có tình u vợ chồng chân chính, khơng thể có sự thủy chung và hạnh phúc gia đình thật sự, khi trong gia đình người chồng có văn hóa và phẩm chất cao q cịn vợ ích kỷ với những lệ thói tư bản phàm tục, hoặc ngược lại, vợ là hiện thân của mỹ và thiện cịn chồng khơng có những đức tính ấy.

Nhưng trong thực tế vẫn cịn tồn tại những gia đình như vậy có thể do xã hội để lại, nhưng cũng có thể do tình u khơng đúng, khơng chân chính đã mang lại cho họ một cuộc sống chung vợ chồng. Có những cặp vợ chồng trước đó có một sự say mê bất chấp khuyên can của bạn bè, bố mẹ, người thân, tìm mọi cách kết hơn bằng được. Khi say mê lắng lại, kẻ si tình tỉnh ngộ là mình đã lầm lỡ, thì một gia đình như vậy vẫn duy trì được phần lớn nhờ việc sinh con mà sinh ra tình cảm nghĩa vụ làm cha mẹ kéo họ lại với nhau. Trong những gia đình ấy, họ khơng thể hoàn toàn làm sống dậy một tình u, nhưng cuộc sống chung khơng đến nổi là một khổ đau. Dĩ nhiên, gia đình ấy tồn tại là rút cuộc sau một thời gian dài họ cũng có được sự thống nhất và tương ứng về tính cách, thị hiếu, xu hướng. Họ

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hoá vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở việt nam hiện nay (Trang 85 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w