Sơ lược về đặc điểm của lịch sử Việt Nam

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hoá vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở việt nam hiện nay (Trang 95 - 97)

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Sơ lược về đặc điểm của lịch sử Việt Nam

* Việt Nam là một nước văn hiến, là một trong những cái nôi của nhân loại. Trước khi bị đế chế phong kiến Trung Quốc đơ hộ trên nghìn năm, Việt Nam đã có một nền văn hóa bản địa đặc sắc (Văn hóa đồng thau Đơng Sơn). Học thuyết Khổng Tử, Phật giáo vào nước ta sớm nhất so với một số nước trong vùng, không tồn tại nguyên gốc, mà thông qua tập quán, lối sống truyền thống đã ảnh hưởng tới tư tưởng, tâm lý Việt Nam. Văn hóa bản địa tạo nên bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam.Cho đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, xã hội Việt Nam chưa từng qua một cuộc cách mạng văn hóa xã hội sâu sắc, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc, do đó bên cạnh những truyền thống tốt đẹp của văn hóa Việt Nam, chúng ta cũng cần thấy mặt hạn chế, bảo thủ của một xã hội chậm tiến hàng ngàn năm, những ảnh hưởng của tư tưởng và phong cách của người sản xuất nhỏ, những ảnh hưởng của các loại tư tưởng phản động nẩy sinh từ chế độ thực dân rất nặng nề.

*Do vị trí địa lý - chính trị của mình, nét nổi bật của lịch sử dân tộc Việt Nam từ thời dựng nước cho đến nay là biết lợi dụng những ưu đãi của thiên nhiên khắc phục những khắc nghiệt của thiên nhiên, đồng thời đấu tranh liên tục kiên cường chống ngoại xâm, giành độc lập và bảo vệ độc lập dân tộc. Việt Nam là một nước đã chịu đựng nhiều cuộc chiến tranh dai dẳng, dài nhất qua nhiều thời kỳ chống lại kẻ xâm lược mạnh hơn mình nhiều lần. Ngày nay, tuy sống trong hịa bình, Việt Nam vẫn phải đối phó trên nhiều mặt để bảo vệ độc lập, chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ của mình.

Đặc điểm địa lý - chính trị đã tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, chí kiên cường, bất khuất, tạo nên một chủ nghĩa yêu nước nồng nàn hiếm có của nhân dân, một biểu thị cao nhất của văn hóa truyền thống Việt Nam. Nhưng mặt khác, tình hình chiến tranh kéo dài gây nên sự mất ổn định trong xã hội, mất cân bằng trong đời sống; mỗi cuộc chiến tranh để lại những mất mát khôn nguôi trong các thế hệ, gây nhiều tổn thất về tâm lý của con người Việt Nam. Thực tế lịch sử này làm cho con người Việt Nam ln ln phải tìm cách thích ứng với tình hình, phát huy chủ động sáng

tạo trong cuộc sống và đối phó kịp thời chống lại những thủ đoạn của kẻ thù để tồn tại. Do đó tinh thần cộng đồng và tình tương thân tương ái là những đặc điểm sâu đậm của xã hội Việt Nam, của văn hóa Việt Nam.

*Việt Nam là một cộng đồng nhiều dân tộc sống xen kẽ với nhau từ những ngày đầu dựng nước. Mỗi tộc người có nền văn hóa của mình. Tuy sự phát triển của các nền văn hóa đó khơng đồng đều, nhưng khơng có sự thơn tính lẫn nhau, trái lại gắn bó với nhau trong quá trình chống xâm lược, bảo vệ và phát triển đất nước. Việt Nam là một nước đa văn hóa.

* Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc thể hiện mạnh mẽ ở ý chí thống nhất đất nước "Dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một". Chân lý mà Bác Hồ đã khẳng định đó bắt nguồn từ sức mạnh của một nền văn hóa sớm có bản sắc đã hình thành trên dải đất Việt Nam này. Sức mạnh của văn hóa dân tộc đã làm cho những sự phân chia mang tính chất cắt cứ thời Trịnh - Nguyễn, chia để trị thời thực dân Pháp, và sự chia cắt thù địch hòng tạo nên hai "quốc gia" thời Mỹ - Ngụy, những sự phân chia dù thâm độc đến mấy không thể gây nên những dấu ấn chia rẽ trong tâm tư, tình cảm của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Mặt khác, quá trình hình thành quốc gia dọc theo sơng Hồng và tiến về phía Nam cùng với điều kiện địa lý đã tạo nên những đặc điểm văn hóa mang tính chất "vùng". Việt Nam có những "vùng văn hóa" với một số sắc thái độc đáo làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm đa dạng. Văn hóa Việt Nam như một vườn hoa có nhiều hương sắc, sinh ra từ những vùng khác nhau. Bảo tồn và phát huy những đặc điểm này làm phong phú thêm cho nền văn hóa dân tộc, hoàn toàn khác với tư tưởng địa phương, cục bộ do ảnh hưởng của sự chia cắt và nền kinh tế sản xuất nhỏ tạo nên.

* Nằm trên các đầu mối giao thơng, ở vào vị trí chiến lược vùng Đơng Nam Á là một ngã tư bên bờ Thái Bình Dương, Việt Nam từ xưa vốn là nơi giao tiếp của nhiều nền văn hóa lớn của thế giới. Do đó nền văn hóa Việt Nam ngoài phần bản địa là cơ bản còn bao gồm những yếu tố tiếp thu từ bên ngoài, những yếu tố văn hóa cộng sinh trong nền văn hóa Việt Nam là phổ biến. Do văn hóa Việt Nam có một bản sắc bền vững, nên văn hóa Việt Nam trong khi tiếp thu văn hóa thế giới, đã tỏa ra thế giới, đóng

góp vào văn hóa thế giới. Đặc điểm này đã bị kìm hãm nặng nề trong suốt những thời kỳ bị đô hộ, và sau này bị bao vây bởi các thế lực thù địch. Chúng dùng mọi thủ đoạn xảo quyệt nhằm phong tỏa Việt Nam về kinh tế và văn hóa, cơ lập Việt Nam, mặt khác thâm nhập văn hóa phải động và đồi trụy vào Việt Nam nhằm phá hoại tư tưởng và xã hội Việt Nam, chia rẽ Việt Nam và các nước trong khu vực.

Cả một bề dày lịch sử dân tộc, cả một quá trình hình thành nền văn hóa dân tộc đã rèn luyện cho nhân dân ta những đức tính tiêu biểu: Yêu nước, cần cù lao động, thực tế, bình dị, đơn hậu, nhân ái, trọng lẽ phải, biết yêu cái đẹp, không kỳ thị dân tộc.

Xây dựng văn hóa là xây dựng con người, là "trồng người" như Bác Hồ nói. (Nguồn gốc của từ văn hóa là "trồng"). Một nhiệm vụ quan trọng vào bậc nhất của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là phải giữ gìn và phát huy cho được những đức tính của con người Việt Nam trong điều kiện mới của đất nước và thế giới.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hoá vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở việt nam hiện nay (Trang 95 - 97)