Tư tưởng Hồ chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hoá vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 31)

Nam

Chúng ta đang đứng trước những cơ hội mới và những thách thúc mới. Với xu hướng kinh tế thị trường, xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hố của nền kinh tế thế giới với những bước tiến cực kì nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ hiện đại, bên cạnh những cái hay, cái tốt, đã góp phần phát triển nền kinh tế, xã hội và nền văn hố nước ta, thì đang xuất hiện ảnh hưởng khơng thể coi thường của những nhân tố tiêu cực. Có thể nói chúng ta đang chứng kiến một sự giảm sút về mặt nào đó có thể nói là sự suy thối về đạo đức, về lối sống. Tình hình địi hỏi chúng ta cần có những chính sách đúng đắn và kiên quyết để chặng đứng những tư tưởng và hành động tiêu cực và sai trái có quyết tâm lớn tiếp tục phát triển đúng hướng nền văn hoá mới của nước nhà trên mặt trận tu tưởng, trong sự nghiệp xây dựng con người, xây dựng cuộc sống, lối sống lành mạnh trong xã hội chúng ta.Vì vậy mà Nghị quyết Đại Hội VII đã đưa ra chủ trương xây dựng nền “văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và trong bản Hiến pháp năm 1992 đã đề ra chủ trương xây dựng nền văn hố “dân tộc, hiện đại và nhân văn”.

Nền văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của dân tộc không phải là kết quả vận động chỉ riêng những yếu tố nội

sinh. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa tồn quốc lần thứ nhất ngày 24/11/1946, Hồ Chí Minh đã nói: “Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đơng phương và Tây phương chung đúc lại…

Tây Phương hay Đơng Phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hỗ trợ với tinh thần dân chủ”.

Như vậy việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, của cả cổ kim Đông Tây là một vấn đề lớn trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh. Nhưng đây khơng phải là sự tiếp thu xô bồ mọi thứ của thiên hạ, mà là chọn lọc những cái hay, cái tốt, cái đẹp để làm giàu thêm cho văn hóa dân tộc. Đây thật sự là sự thâu hóa những tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho những tinh hoa ấy trở thành những cái hay, cái tốt, cái đẹp mang “tinh thần thuần túy Việt Nam”. Đây thực sự là “Việt Nam hóa” những cái từ ngoài đến, biến chúng thành những cái bên trong, tự nhiên như những yếu tố nội sinh của văn hóa Việt Nam.

Như Hồ Chí Minh quan niệm, trong nền văn hóa Việt Nam có “sự chung đúc lại” những tinh hoa văn hóa Đơng Phương và Tây Phương. Điều đó cũng có nghĩa là nền văn hóa Việt Nam là do dân tộc Việt Nam tạo dựng không phải chỉ từ nhữn yếu tố nội sinh, mà còn kết hợp với sự chiếm lĩnh, thâu hóa những giá trị của nhiều nền văn hóa khác. Đứng vững trên cái nền dân tộc để chiếm lĩnh, thâu hóa những giá trị văn hóa bên ngoài, bản lĩnh đó của dân tộc Việt Nam đã được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm. Bản lĩnh đó càng được phát huy mạnh mẽ hơn trong việc xây dựng nền văn hóa mớii Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, trong thời kỳ đất nước ta mở rộng giao lưu quốc tế, hội nhập khu vực và thế giới.

Là người mở đường cho việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, là nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại, Hồ Chí Minh là hiện thân tiêu biểu nhất của sự kế thừa truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, kết hợp với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp tính dân tộc với tính nhân loại trong văn hóa. Chính vì vậy, Người khơng ở tầm cao, xa cách mọi

người, mà trái lại rất gần gũi với mọi người Việt Nam; Người không xa cách thế giới mà lại gần gũi với tất cả bạn bè gần xa trên thế giới. Người đã đưa dân tộc đến với nhân loại và thời đại – điều chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.

Việc tiếp thu văn hóa nhân loại như vậy phải thơng qua những đại biểu có trình độ, đủ để phân biệt được những gì là tinh hoa với những gì khơng phải tinh hoa, những gì có thể và cần tiếp thu hoặc ngược lại. Sự thiếu hiểu biết đối với các nền văn hóa khác, quan điểm mơ hồ trong vấn đề tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại có thể dẫn đến hai khuynh hướng hoặc “sùng ngoại” hoặc “bài ngoại”. Cả hai khuynh hướng này trước kia đều đã có ở nước ta, đến nay vẫn khơng phải khơng có. Do bảo thủ nên mọi cái của nước ngoài đều e ngại, đều cho là của chủ nghĩa tư bản, nên không cần nghiên cứu, không thể tiếp nhận. Ngược lại, do “sùng ngoài” nên đã đồng nhất hiện đại hóa với “Tây Phương hóa”, mọi cái mới của nước ngoài đều coi là “tiên tiến, hiện đại”, đều có thể “ăn sống nuốt tươi”, khơng phân biệt hay dở, tốt xấu, tiến bộ hay chỉ làm tha hóa con người. Điều này có thể thấy khá rõ trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, trong lối sống, và trong các lĩnh vực khác nữa.

Một mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần làm phong phú thêm văn hóa nhân loại. Đó là quan niệm trong lĩnh vực văn hóa mà Hồ Chí Minh thường dặn cán bộ: “Mình có thể bắt chước cái hay của bất kỳ nước nào ở Âu – Mỹ, nhưng điều cốt yếu là sáng tác. Mình đã hưởng cái hay của người thì cũng phải có cái hay cho người ta hưởng. “Mình đừng chịu vay mà khơng trả”. Trong văn hóa, nếu chỉ muốn “viện trợ khơng hoàn lại”, thì chính điều đó khơng chỉ là một thái độ rất khơng văn hóa mà cịn khơng thể phát huy được bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

Hơn nữa, nền văn hóa mới Việt Nam cịn phải bổ sung những thiếu hụt, phát triển những nội dung mới do những yêu cầu mới của nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước đang đặt ra, cũng như xu thế chung của thời đại đang đòi hỏi. Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất dân tộc của văn hóa là quan điểm rất hoàn chỉnh. Tính dân tộc mà Hồ Chí Minh nêu

cao là tính dân tộc hướng tới tính quốc tế, tinh nhân loại, tính dân tộc khơng tan biến vào tính quốc tế, tính quốc tế lại nâng tính dân tộc lên ngang tầm thời đại, cả hai đều làm phong phú cho nhau. Phải chăng tính dân tộc mãi mãi là động lực lớn trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa mới. Cũng như Nguyễn Ái Quốc đã từng viết từ năm 1924, đối với Việt Nam thì chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước…, nhất định

chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế, cần phải phát động cho được động lực đó để đưa phong trào cách mạng đi lên.

Hồ Chí Minh thường nói: “Phải làm thế nào cho văn hóa đi sâu vào

tâm lý quốc dân” để xây dựng những tình cảm lớn như lịng u nước, tình

yêu thương con người; yêu cái chân, cái thiện, cái mỹ; yêu tính trung thực , chân thành thủy chung; ghét những thói hư tật xấu, những sa đọa biến chất, căm thù mọi thứ “giặc nội xâm”… Hơn nữa, chính tư tưởng đúng đắn lại được tiếp nhận khơng phải chỉ bằng lý trí mà cịn bằng tình cảm, từ đó lại trở thành tình cảm lớn, tạo nên sự bên vững bên trong mỗi người. Mà điều này văn hóa lại có nhiều khả năng nhất. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” chính là muốn nói văn hóa đã làm cho lý trí của con người thêm sáng suốt và tình cảm con người ngày càng trở nên cao đẹp hơn.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa của Người chiếm một vị trí khá đặc biệt, nó là nền tảng cho các tư tưởng khác. Sau khi nêu những hạn chế của nền văn hóa truyền thống, bài báo chỉ ra những định hướng cơ bản của Hồ Chí Minh cho nền văn hóa mới ở Việt Nam, là sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại, mang giá trị khoa học, dựa trên ngun tắc đại chúng. Đó chính là cơ sở để hình thành quan điểm văn hóa xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức của một giai đoạn lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam.

Chương 2: Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào xây dựng gia đình văn hố mới ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hoá vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở việt nam hiện nay (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w