Giải pháp về văn hoá giáo dục.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hoá vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở việt nam hiện nay (Trang 68 - 70)

Việt Nam được xem là một nước có nhiều giá trị văn hố vật chất và tinh thần phong phú, đa dạng. Chính vì thế, muốn xây dựng gia đình văn hố cũng phải bắt đầu từ việc phát triển văn hoá - giáo dục trong cộng đồng dân cư.

Cần nghiên cứu sâu hơn về vấn đề gia đình, hình thành các giá trị, chuẩn mực, khn mẫu văn hố đạo đức, lối sống trong gia đình hiện đại để hướng dẫn người dân hiểu rõ.

Nên đưa giáo dục văn hố gia đình vào nhà trường thơng qua các tổ chức đoàn, từ đó có thể lồng ghép các chương trình, hoạt động ngoài giờ. Tăng cường cơng tác tun truyền về gia đình và gia đình văn hố trên các phương tiện thơng tin của huyện và trong sinh hoạt của các đoàn thể xã hội để nâng cao nhận thức của nhân dân.

Thông qua các thiết chế xã hội - văn hoá, đặc biệt là các cơ quan nhà nước và pháp luật để bảo đảm sự an ninh, bền vững của gia đình, bảo vệ các giá trị chuẩn mực văn hố gia đình (các thuần phong mỹ tục) được phát huy, phát triển. Thực hiện nghiêm luật hôn nhân và gia đình, các cơng ước, các quy định liên quan đến quyền lợi phụ nữ và trẻ em. Ngăn chặn lối sống sa đoạ, truỵ lạc, đặc biệt là các tệ nạn xã hội (lạm dụng tình dục, bóc lột sức lao động trẻ em) thâm nhập vào đời sống xã hội và gia đình. Hướng dẫn tiêu dùng và hưởng thụ các giá trị vật chất, tinh thần tốt đẹp, phù hợp với đạo lý dân tộc, loại bỏ những văn hoa phẩm độc hại phản giá trị, phản đạo đức, phản giáo dục đang đe doạ cuộc sống yên lành của các gia đình.

2.4.3. Giải pháp kế thừa những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộcvà tiếp thu các giá trị tiến bộ trong văn hố gia đình của nhân loại. và tiếp thu các giá trị tiến bộ trong văn hố gia đình của nhân loại.

Do hoàn cảnh đấu tranh dựng nước và giữ nước mà dân tộc ta đã tạo nên những truyền thống văn hố tốt đẹp. Trong đó truyền thống văn hố gia đình đã gắn kết cá nhân- gia đình- làng xã- Tổ quốc. Gia đình trở thành hạt nhân của xã hội, là cầu nối giữa cá nhân và cộng đồng làng xã, Tổ quốc. Đạo lý của người Việt Nam “thương nước, thương nhà, thương người, thương mình” đó là cốt lõi của văn hố Việt Nam nói chung và gia đình Việt Nam nói riêng. Ngày nay, chúng ta đang phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cần phát huy các giá trị văn hố lên một trình độ cao hơn. Bởi gia đình và văn hố gia đình ngày càng có vai trị to lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nước và phát triển kinh tế- xã hội.

Việt Nam là một nước vốn có truyền thống có yêu nước từ lâu đời. Trong 30 năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, mảnh đất này đã chứng kiến nhiều trận chiến ác liệt và sự hy sinh anh dũng của biết bao người con ưu tú. Việt Nam là một nước có nhiều giá trị văn hố tinh thần phong phú, nhiều làng nghề truyền thống, nhiều trò chơi dân gian và sinh hoạt tinh thần lành mạnh. Chính vì thế, muốn xây dựng gia đình văn hố cần phát huy những giá trị tốt đẹp ấy. Để làm được điều đó cần vạch ra những việc làm cụ thể.

Kế thừa có nghĩa là phát huy, phát triển tiềm lực văn hoá truyền thống trên cơ sở những yêu cầu mới của trời đại và của chính con người dặt ra. Do vậy phải chuyển đổi giá trị văn hoá cũ cho phù hợp với điều kiện hiện nay của Việt Nam. Phải bù đắp những thiếu hụt về nội dung các giá trị cũ và loại bỏ những yếu tố lạc hậu, bảo thủ trong văn hố cổ truyền .Cần xây dựng mơi trường văn hoá lành mạnh, làm cơ sở cho sự phát triển văn hố gia đình trên nền tảng văn hố dân tộc. Kết hợp cuộc vân động xây dựng văn hoá gia đình với xây dựng và phát triển nền văn hố Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hoá vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở việt nam hiện nay (Trang 68 - 70)