D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
3. Thực hiện hôn nhân tiến bộ.
Thực hiện hôn nhân tiến bộ là một trong những phương hướng quan trọng để hình thành gia đình mới hịa thuận – bình đẳng – hạnh phúc.
Hơn nhân tiến bộ coi tình yêu là cơ sở tinh thần chủ yếu, là yếu tố quyết định nhất của hơn nhân. Tình u là phạm lớn của vấn đề hơn nhân và gia đình. Hơn nhân tiến bộ cịn bao hàm nguyên tắc tự nguyện. Hơn nhân tự nguyện đảm bảo tối đa cho tình yêu tiến tới hôn nhân một cách hiện thực. Để cho nam nữ tự do tìm hiểu, đến với nhau có ý nghĩa là họ tự định đoạt lấy tương lai hạnh phúc Sau khi thành lập gia đình, họ có trách nhiệm với nhau trong lúc thuận lợi cũng như khó khăn. Hôn nhân tự nguyện là điều kiện của hạnh phúc và sự vững bền của gia đình. Nhân loại ngày càng nhận thức được về hôn nhân tự nguyện như một nội dung quan trọng của nhân quyền và tiến bộ xã hội. Xây dựng gia đình mới cần khắc phục và loại trừ tệ nạn cưỡng ép và quan điểm ; “ bố mẹ đặt đâu con ngồi đó” trong hơn nhân. Tất nhiên, trong xã hội mới, hạnh phúc lứa đôi rất cần
sự hướng dẫn, khuyên nhủ của người thân, bạn bè họ có thể tìm hiểu và quyết định vấn đề phù hợp nhất.
Hơn nhân tiến bộ là hình thức gia đình một vợ một chồng. Bản chất
của tình u địi hỏi hôn nhân tất yếu phải là hôn nhân cá thể. Đây là điều kiện quan trọng để tiếp tục duy trì tình u sau hơn nhân.
Điều 64 HP 1992 có quy định “ gia đình là tế bào của xã hội, Nhà
nước bảo hộ hơn nhân và gia đình, hơn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng bình đẳng” trên cơ sở đó Luật Hơn nhân gia đình 2000 đã khẳng định nguyên tắc cơ bản đầu tiên của chế độ HNGD là “ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng bình đẳng” ( Khoản 1 Điều 2). Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể trong những quy định về kết hôn, thực hiện quan hệ vợ chồng, ly hôn nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng.
Quyền về hôn nhân và gia đình biểu hiện quyền con người trong một lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Nhà nước thừa nhận và bảo vệ quyền tự do cá nhân được xác lập chấm dứt trong quan hệ hôn nhân. Điều 4 khoản 2 Luật Hơn nhân gia đình 2000 quy định “ cấm tảo hôn, cưởng ép
để kết hôn, ly hôn; cấm cưởng ép ly hôn, ly thân giả tạo, cấm yêu sách trong cưới hỏi”. Việc kết hôn của nam và nữ do chính họ tự quyết định
trên cơ sở tình u chân chính. Khi quyết định đăng ký kết hôn Luật HNGD quy định “ việc kết hôn do nam nữ tự nguyện, không bên nào được
ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưởng ép hoặc cản trở” ( Khoản 2 Điều 9). Được coi là nam nữ tự nguyện trong việc kết hôn khi sự bày tỏ ý muốn kết hơn hoàn toàn phù hợp với ý chí của họ, nghĩa là xuất phát từ nội tâm, từ nguyện vọng muốn trở thành vợ, thành chồng với người mình yêu.
Sự tự nguyện kết hôn của nam nữ là yếu tố quan trọng để hoàn thành quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý, là cơ sở để duy trì hạnh phúc. Đồng thời tự nguyện kết hôn một chế độ hơn nhân và gia đình dân chủ.
Hơn nhân một vợ một chồng là phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội chủ nghĩa và là một trong những cơ sở quan trọng đảm bảo sự bền vững của hơn nhân. Chính vì vậy, hơn nhân một vợ một chồng được Luật Hơn nhân gia đình khẳng định là ngun tắc cơ bản của chế độ Hơn nhân và gia đình ( Điều 2). Bảo vệ chế độ hơn nhân gia đình một vợ một chồng Luật Hơn nhân gia đình 2000 quy định “ cấm người đang có vợ, chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ” ( Điều 4 – Luật Hơn nhân gia đình 2000)
Quan hệ vợ chồng bình đẳng: Vợ và chồng là các bên chủ thể trong một quan hệ pháp luật được Nhà nước bảo hộ, có các nghĩa vụ và quyền về nhân thân, tài sản ngang nhau trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa nam và nữ kết hơn với nhau trên cơ sử tình yêu nhằm chung sống suốt đời, cùng xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững (Nam, nữ chính thức trở thành vợ chồng kể từ khi việc kết hôn của họ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cơng nhận bằng thủ tục đăng kí kết hơn theo quy định của pháp luật ). Điều mà vợ chồng quan tâm nhất là lợi ích chung của gia đình, cho nên vợ chồng cùng “chung sức chung
lòng” vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Vì thế vợ chồng đều có trách nhiệm
như nhau trong việc xây dựng gia đình. Pháp luật khơng căn cứ vào giới tính để quy định nghĩa vụ và quyền riêng cho mỗi bên vợ, chồng mà chỉ
quy định nghĩa vụ và quyền chung của họ. Những quy định về nghĩa vụ và quyền chung của vợ chồng là khung pháp lý cho những xử sự của vợ, chồng trong tất cả các trường hợp thực hiện quan hệ gia đình và chính là sự thể hiện sự bình đẳng có bảo đảm giữa vợ và chồng về nghĩa vụ và quyền.
Sự bình đẳng giữa vợ và chồng về phải được thể hiện đầy đủ trên các mặt của đời sống gia đình cũng như ngoài xã hội. Trong nhiều chế định, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định, vợ chồng bình đẳng với những nghĩa vụ về quyền nhân thân và về tài sản. Điều 19 quy định “ vợ chồng bình đẳng với nhau, có nhiệm vụ và quyền ngang nhau về
mọi mặt trong gia đình”
Sự bình đẳng giữa vợ và chồng về nhân thân quyết định sự bình đẳng giữa vợ và chồng về tài sản. duy trì đời sống và sự phát triển kinh tế và gia đình là nhiệm vụ chung của vợ, chồng vợ và chồng bình đẳng với nhau trong việc thực hiện những hành vi đó cũng như được hưởng các quyền về tài sản thể hiện:
Vợ chồng có nghĩa vụ như nhau trong việc tạo lập bảo vệ khối tài sản chung. Tất cả những tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra những thu nhập hợp pháp mà mỗi bên có được trong thời kỳ hơn nhân đèu là tài sản chung của vợ chồng ( trừ những trường hợp mà pháp luật quy định là tài sản riêng của vợ chồng – Điều 27 )
Vợ và chồng có nhiệm vụ và quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản mà không căn cứ vào cơng sức đóng góp của mỗi bên, vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận hình thức chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung vì nhu cầu chung đối với gia đình (Điều 28)
Vợ chồng bình đẳng với nhau trong phân chia tài sản chung, Luật Hơn nhân gia đình phân 3 trường hợp có thể xảy ra việc phân chia tài sản chung của vợ, chồng: chia tài sản trong khi hôn nhân đang tồn tại, chia tài sản chung khi một bên vợ hoặc chồng chết ( hoặc bị Tòa án tuyên bố đã chết ) và chia tài sản chung khi vợ chồng ly hơn. Vợ và chồng đều có quyền ngang nhau trong việc yêu cầu chia tài sản chung và đều được xem xét giải quyết.
Vợ chồng có quyền có tài sản riêng và có nhiệm vụ như nhau đối với những nhu cầu thiết yếu của gia đình (Điều 32, Điều 33 )
Vợ chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau, có quyền được thừa kế tài sản của nhau khi môth bên chết hoặc bị tòa án tuyên bố đã chết. Luật hơn nhân và gia đình quy định vợ hoặc chồng sau khi đã ly hơn có điều kiện cấp dưỡng phải cấp dưỡng cho người kia đang trong tình trạng cần cấp dưỡng. Nhiệm vụ cấp dưỡng và quyền được cấp dưỡng đặt ra bình đẳng giữa hai người đã từng là vợ chồng.
Như vậy vợ và chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình cũng như ngoài xã hội là một nguyên tắc nhất quán trong quan hệ Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Luật Hơn nhân và gia đình đã tạo ra cơ sở pháp lý cho quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong mọi lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội, giải phóng người phụ nữ ra khỏi những tàn dư của sự kìm hảm của tư tưởng gia đình phong kiến, đồng thời bảo vệ quyền lợi của vợ, chồng (đặc biệt là vợ) được sống và phát triển trong một gia đình dân chủ, hạnh phúc tham gia cơng tác chính trị, xã hội.
Luật hơn nhân gia đình 2000 cũng quy định về hơn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam và cơng dân nước ngoài đã thể chế hóa các nguyên tắc đã được khẳng định trong Điều 70 Hiến Pháp và Điều 43 Bộ Luật Dân sự về tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của cơng dân, quy định này cũng nhằm đảm bảo quyền tự do kết hơn của nam, nữ. Thể hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong quan hệ hơn nhân, chính sách tơn giáo, đồng thời phù hợp với chủ trương “ chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, mở rộng quan
hệ sản xuất nhiều mặt song phương và đa phương của Nhà nước trong thời kỳ mới”
Để duy trì cuộc sống vợ chồng gia đình hạnh phúc thì việc chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, là cơ sở cơ bản cho Nhà nước trong sự nghiệp phát triển đất nước. Kế hoạch hóa gia đình một trong những vấn đề cấp bách nằm trong chính sách lớn của Nhà nước nhằm giảm tỷ lệ tăng dân số, nâng cao chất lượng
cuộc sống, bảo đảm trẻ em sinh ra được ni dạy tốt góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Luật hơn nhân gia đình cũng xác định nguyên tắc để bảo đảm cho gia đình hiện đại tiến bộ hạnh phúc là việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em là vấn đề không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa đạo lý, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà là vấn đề có tính ngun tắc toàn cầu. Nguyên tắc này được thế giới công nhận vào bảo vệ, thể hiện trong công ước quốc tế về quyền trẻ em, cơng ước Cedaw về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với người phụ nữ và được nội luật hóa trong nhều đạo luật quan trọng của Việt Nam.
Nhà nước không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa các con khơng phân biệt đối xử giữa các con trong gia đình.
Nguyên tắc đã được cụ thể hóa trong một số quyết đinh. Nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong một số quyết định của Luật như quyết định về sự bình đẳng giữa các quyền và nghĩa vụ trong gia đình, quy định về nhân thân cha, mẹ hoặc được Tòa án cho nhận, mẹ của con ngoài giá thú, sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ con tron giá thú và con ngoài giá thú, giữa con đẻ và con nuôi … quyền của các con khi bố mẹ ly hơn, quyền bình đẳng trong quan hệ thừa kế…
Trên cơ sở luật pháp của Nhà nước, các cơ quan chức năng cần vận dụng sáng tạo nhằm cụ thể hoá các văn bản, các quy định phù hợp với điều kiện gia đình ở địa phương theo hướng đề cao nhân tố gia đình văn hố tiêu biểu; có chế tài đủ hiệu lực để răn đe những hành vi vi phạm làm băng hoại hiếu thuận, lễ nghĩa trong gia đình mà các điều khoản luật pháp mới chỉ xác định ở định tính; hướng dẫn các biện pháp cụ thể, mang tính cộng đồng nhằm ngăn chặn có hiệu quả và đấu tranh mạnh mẽ loại trừ các hủ tục trong đời sống xã hội và các tệ nạn đang diễn ra trong đời sống gia đình.
Để xây dựng đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2020, đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên của tất cả các gia đình Việt Nam và toàn xã hội vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh”. Thực hiện tốt công tác xây dựng gia đình văn hố sẽ là một trong những động lực quan trọng, góp phần quyết định cho sự thành cơng của sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững của địa phương, của đất nước./.