Khái niệm giađình văn hóa

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hoá vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 41)

Gia đình văn hố là gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hố gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ cơng dân.

Ngày nay, khi mà xã hội có bước tiến lớn trong tất cả các mặt kinh tế, văn hố, chính trị… thì gia đình cũng có sự thay đổi với điều kiện lịch sử.

Với tư cách là một hình thức cộng đồng người tổ chức đời sống xã hội, gia đình được hình thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn và duy trì nịi giống, từ sự cần thiết phải nương tựa vào nhau để sinh tồn, các hình thức quần tụ giữa nam và nữ, những hình thức cộng đồng tổ chức đời sống gia đình đã xuất hiện.

Khi mà sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao thì việc gia đình là điểm xuất phát và là mơi trường đầu tiên để giáo dục con người (mỗi cá nhân) để hình thành những nét văn hố truyền thống, sức mạnh thời đại và trí tuệ tương lai…càng trở nên quan trọng. Gia đình như một cầu nối vững chắc đưa mỗi cá nhân từ chỗ chập chững bước vào đời tiến lên mạnh mẽ, chắc chắn hơn khi tham gia vào cuộc sống học tập, lao động và vui chơi. Để thấy được rằng, nếu như văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người làm ra nhằm thoả mãn và đáp ứng nhu cầu của chính mình thì gia đình khơng chỉ là một hình thức tổ chức cộng đồng, một thiết chế xã hội đặt thù mà điều quan trọng gia đình cịn là một giá trị văn hoá xã hội.

Ở Việt Nam hiện nay, khi đất nước đang trong giai đoạn quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và hội nhập một cách mạnh mẽ, thì khái niệm gia đình và các vấn đề xung quanh (gia đình văn hố, gia đình trẻ, gia đình truyền thống, gia đình cách mạng…) càng trở nên quan rọng và cần được quan tâm, nhận thức và xây dựng hơn bao giờ hết. Thiết nghĩ để một xã hội văn minh hơn, phát triển ổn định và bền vững hơn thì gốc rễ và cái ban đầu của nó là sự phát triển chắc chắn, ổn định của mỗi gia đình. Nhà có vững thì nước mới thịnh. Vì vậy, gia đình khơng chỉ là tế bào của xã hội, không chỉ là thiết chế xã hội đặc thù của xã hội, là cầu nối giữa cá nhân với xã hội… mà gia đình cịn là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội.

Trong cái hơi thở chung của thế giới phẳng - thế giới hội nhập, Việt Nam đang thực hiện tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập kinh tế quốc tế. Sự giao lưu mở cửa đã đem đến cho nước ta nhiều cơ hội. Gia đình Việt Nam có điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu hội nhập với các nền văn hoá tiên tiến, văn minh của các nước. Song, bên cạnh những

mặt tích cực đó, mặt trái của cơ chế thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến gia đình Việt Nam, làm cho gia đình Việt Nam đang đứng trước nhiều sóng gió. Cuộc sống của một xã hội hiện đại với nhiều thành phần kinh tế đã tác động đến đời sống gia đình, ở một góc độ nào đó đã phá vỡ nề nếp gia phong truyền thống của gia đình Việt Nam. Tình trạng ly hơn, ly thân, sống thử… ngày càng phổ biến. Các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam đang có biểu hiện xuống cấp, mai một. Mâu thuẫn, xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề chăm sóc người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Tình trạng bạo hành trong gia đình có chiều hướng ngày càng gia tăng đến mức báo động.

Để cho mỗi gia đình và toàn xã hội phát triển mạnh và ổn định, Đảng và Nhà nước ta đã khơng ngừng xây dựng gia đình dựa trên cơ sở kế thừa, giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam, tiếp thu những giá trị tiến bộ của thời đại về gia đình; xây dựng gia đình trên cơ sở pháp luật đảm bảo quyền tự do kết hôn và ly hơn, các quan hệ bình đẳng trong gia đình, các thành viên thương u, có trách nhiệm cùng chia sẻ, gánh vác cơng việc cho nhau để thực hiện chức năng cơ bản của gia đình và nghĩa vụ xã hội.

Khi nói về vai trị của gia đình, cụ Phan Bội Châu đã khẳng định: Nước là một cái nhà lớn, nhà là một cái nước nhỏ. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị thảo luận dự thảo Luật Hơn nhân - Gia đình (tháng 1-1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình". Nhiều thập kỷ qua, cơ cấu xã hội có sự biến đổi, nhưng tổ chức của gia đình khơng biến đổi nhiều. Gia đình là tế bào của xã hội, do đó, văn hóa gia đình đóng vai trị quan trọng trong vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Gia đình truyền thống Việt Nam xưa rất chú trọng xây dựng gia đạo, gia phong và gia lễ, trong đó gia đạo là sức mạnh của gia đình. Gia đạo là đạo đức của gia đình như đạo hiếu, đạo ơng bà, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em. Đạo hiếu là hiếu nghĩa của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Gia lễ là phép ứng xử của con người theo một ngun tắc có tơn ti

trật tự theo lễ tiết, đặc biệt là việc thờ cúng tổ tiên, đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh. ở thời đại nào văn hóa gia đình cũng là nền tảng cho văn hóa xã hội. Văn hóa gia đình giàu tính nhân văn, nhân bản, đề cao giá trị đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóa trật tự, kỷ cương, hun đúc tâm hồn, bản lĩnh cho con người trong từng tế bào của xã hội. Bởi vậy, gia đình tốt là bảo đảm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội lành mạnh và văn minh.

Văn hóa gia đình là một bộ phận, là cái "gốc" của văn hóa làng, văn hóa nước. Vì vậy, việc đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa khơng thể tách rời việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá từ góc độ văn hóa giađình. Nghĩa là, cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa và tiêu chí gia đình văn hóa hiện nay phải dựa trên những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam. Đồng thời trong q trình xây dựng gia đình văn hóa phải biết giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là cơ sở xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống tốt đẹp, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh từ trong mỗi gia đình, lấy gia đình làm "pháo đài" chống lại sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội và những tác động xấu từ mặt trái của cơ chế thị trường. Xây dựng gia đình văn hóa là xây dựng mơ hình gia đình Việt Nam hiện đại, phù hợp với tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu chúng ta cần vươn tới và thực hiện là xây dựng gia đình văn hóa truyền thống, hiện đại. Xây dựng gia đình văn hóa là vừa phải kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp với những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động phát triển tất yếu của xã hội. Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta ln coi trọng vai trị của gia đình và văn hóa gia đình. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc đã nêu: "Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn

hóa. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội."

Văn kiện của Đảng ta đã xác định: "Mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động "Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Xây

dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa", phong trào "Người tốt, việc tốt", làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng

người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam... Nghị quyết Đại hội X của Đảng một lần nữa nhấn mạnh: "Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những địi hỏi của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là mơi trường quan trọng hình thành, ni dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"..

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hoá vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w