Các hình thức giađình trong lịch sư

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hoá vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 37)

Trong cuốn “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” mà Ph.Ăngghen viết, trên cơ sở ủng hộ những quan điểm của L.mergan đã đưa ra một số cơ sở cho nguồn gốc gia đình như sau: trong xã hội nguyên thuỷ, con người sống theo bầy đàn, và khi phát triển lên họ sống thành bộ tộc. Và họ quan hệ với nhau về mặt sinh lý, theo tình trạng “tính giao bừa bãi”, và rất có thể nó đã phát triển rất sớm theo những hình thức gia đình sau:

2.1.2.1 Gia đình huyết tộc

Đây là giai đoạn đầu của gia đình. Ở đây, các tập đoàn hôn nhân đều phân phối theo thế hệ, tất cả đàn ông và đàn bà trong phạm vi gia đình, đối với nhau đều là vợ chồng. Con cái của họ nghĩa là các cha và mẹ thì đều

cũng là vợ chồng với nhau, rồi đến lượt con cái của họ sẽ hợp thành một nhóm vợ chồng chung thứ ba, rồi con cháu của người này, tức chắt của thế hệ nói trên cùng hợp thành một nhóm gia đình thứ tư.

Trong hình thức gia đình này, chỉ những tổ tiên và con cháu, cha mẹ và con cái khơng có quyền, khơng có nghĩa vụ (cách nói hiện nay) kết hơn với nhau. Còn anh em và chị em ruột, anh em và chị em họ ở bậc thứ nhất, bậc thứ hai và những bậc khác nữa đều là anh em, chị em cả, và chính vì thế mà họ đều là vợ chồng của nhau. Mối quan hệ giữa anh em và chị em trong thời kỳ ấy dĩ nhiên là bao hàm quan hệ tính giao của họ với nhau.

2.1.2.2. Gia đình Pu-na-lu-an

Nếu bước tiến đầu tiên về tổ chức là huỷ bỏ quan hệ tính giao giữa cha mẹ và con cái, thì bước tiến thứ hai là huỷ bỏ quan hệ tính giao giữa anh chị em với nhau. Bắt đầu từ việc huỷ bỏ quan hệ tính giao giữa những anh em, chị em cùng mẹ khác cha, trước hết là tiến hành trong trường hợp riêng lẽ và rồi trở thành thông lệ. Và cuối cùng là cấm ngay cả những anh chị em trong bàng hệ.

Từ khi xảy ra quan niệm cho rằng quan hệ tính giao giữa những người con cùng mẹ đều khơng thích đáng, thì quan niệm ấy đã có tác dụng trong việc phân chia những cộng đồng gia đình cũ và thành lập nhưng cộng đồng gia đình mới (haugemeinden). Một hay nhiều nhóm chị em gái trở thành trung tâm của một số gia đình nhất định nào đó. Cịn những ạnh em trai cùng mẹ của họ lại trở thành trung tâm của những gia đình khác.

Chính như vậy hay tương tự như vậy mà hình thức gia đình huyết tộc xuất hiện thêm hình thức gia đình mới gọi là gia đình Punalua.

Punalua có nghĩa là “thân mật”, những người chồng chung (trừ những anh em trai của họ ra) có những người vợ chung (những chị em gái ở bậc thứ nhất và bậc thứ hai và những bậc khác) không gọi nhau là anh em mà những người vợ được lấy chung (không phải là chị em gái của họ) để gọi nhau là Punalua. Đó là hình thức cổ điển của một kết cấu gia đình (familien- formation) và hình thức gia đình này có đặc điểm: chung vợ chung chồng với nhau trong phạm vi một gia đình nhất định, nhưng phải

trừ ra anh em trai của người vợ, ngược lại cũng phải trừ ra cả những chị em gái của người chồng nữa.

2.1.2.3. Gia đình đối ngẫu

Một hình thức kết hơn từng cặp đã tồn tại, trong một hời gian hoặc ngắn hoặc dài, dưới chế độ quần hôn hoặc trước nữa cũng nên, lúc bấy giờ trong số vợ rất đơng của mình, người đàn ơng có thêm một vợ chính (nhưng khơng nói đó là người vợ u nhất) và đối với người đàn ơng đó, anh ta là người chồng chính, trong số nhiều người chồng khác.

Gia đình đối ngẫu phát sinh vào giữa lúc thời đại mông muội chuyển sang thời đại dã man, thường thường là vào giai đoạn cao của thời đại mông muội và cá biệt là ở một vài địa phương là phát sinh vào giai đoạn thấp của thời đại dã man mà thơi.

Đó là hình thức gia đình tiêu biểu cho thời đại dã man, cũng như chế độ quần hôn tiêu biểu cho thời đại mông muội, và chế độ một vợ một chồng tiêu biểu cho thời đại văn minh.

Trong gia đình đối ngẫu, bầy đã thu nhỏ lại thành đơn vị cuối cùng thành phân tử có hai nguyên tử: một người đàn ông và một người đàn bà. Ngày càng loại bỏ chế độ quần hôn đi, như vậy là quy luật đào thải tự nhiên đã làm tròn được sự nghiệp của nó.

Về mặt đó, quy luật ấy hết tác dụng rồi. Vậy là chưa có tác dụng của những động lực mới, những động lực xã hội thì khơng có lý do gì lại có một hình thức mới phát sinh từ hình thức gia đình đối ngẫu.

2.1.2.4. Gia đình một vợ một chồng

Gia đình một vợ một chồng nảy sinh từ gia đình đối ngẫu và lúc giao thời giữa hai giai đoạn giữa và cao của thời đại dã man. Thắng lợi cuối cùng của gia đình ấy là một trong những dấu hiệu buổi đầu của thời đại văn minh.

Gia đình ấy dựa trên quyền chi phối của người đàn ơng, với chủ đích là làm cho con cái sinh ra phải có cha đẻ rõ ràng. Khơng cịn ai tranh cãi được và mối quan hệ cha con đó là cần thiết vì những đứa con ấy sau này sẽ có quyền thừa hưởng tài sản của cha với tư cách là người kế thừa trực tiếp.

Gia đình một vợ một chồng khác với gia đình đối ngẫu ở chỗ là quan hệ vợ chồng chặt chẽ hơn, hai bên khơng cịn tuỳ ý bỏ nhau được nữa. Theo lệ thường, thì hiện nay, chỉ có người chồng mới có thể cắt đứt mối quan hệ đó và bỏ vợ. Vả lại, quyền ngoại tình của người chồng được bảo đảm cho đến ngày nay, ít ra cũng là nhờ tập quán, và quyền ấy ngày càng được phổ biến rộng rãi theo sự phát triển ngày càng sâu thêm của xã hội. Và người phụ nữ bị đối xử bất công và nghiêm khắc hơn nhiều. Lúc này chế độ mẫu hệ đã hoàn toàn sụp đỗ và thay vào đó là chế độ phụ hệ.

Gia đình một vợ một chồng trong thời kỳ văn minh phát triển cao hơn thời cổ đại. Chế độ đó quyết khơng phải là tình u cá nhân, nó tuyệt nhiên khơng dính dáng tới thứ tình u này. Vì các cuộc hơn nhân có tính tốn lợi hại. Chế độ một vợ một chồng là hình thức gia đình đầu tiên khơng căn cứ vào các điều kiện tự nhiên mà căn cứ vào các điều kiện kinh tế, tức là sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế độ công hữu nguyên thuỷ và tự phát. Quyền chi phối của người đàn ông trong gia đình, sự sinh đẻ con cái và những đứa con này chỉ có thể là máu mủ của người đàn ông và sinh ra là để thừa hưởng tài sản của người cha.

Vậy là có ba hình thức gia đình cơ bản, về đại thể nó tương ứng với ba giai đoạn phát triển chính của loài người. Ở thời đại mơng muội có hình thức gia đình quần hơn, ở thời đại dã man có hình thức gia đình đối ngẫu, ở thời đại văn minh có hình thức gia đình một vợ một chồng được bổ sung bằng tệ ngoại tình và nạn mãi dâm.

Đó chính là nguồn gốc gia đình mà Ph.Ăngghen đã nói và gia đình chúng ta hiện nay đang là bước cao hơn nữa của hình thức gia đình một vợ một chồng.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hoá vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w