Giai đoạn từ năm 1930 –

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hoá vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở việt nam hiện nay (Trang 103 - 118)

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giai đoạn từ năm 1930 –

Thời kỳ trước và sau năm 1930 là thời kỳ đất nước ta diễn ra nhiều biến cố hết sức phong phú và phức tạp, tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hoá - xã hội lúc bấy giờ. Nhiều sự kiện văn hoá, văn nghệ và đấu tranh tư tưởng, học thuật dồn dập xảy ra tạo nên những bước đột biến, những cái mà theo quy luật vận động thông thường của lịch sử tư tưởng nhân loại phải diễn ra trong nhiều thế kỷ, thì ở nước ta lại diễn ra trong một thời gian rất ngắn. Chính điều đó đã tạo nên thời đại bản lề đặc biệt trong lịch sử tư tưởng và văn hoá xã hội Việt Nam. Trong một thời gian chỉ hơn một thập kỷ đầu thế kỷ XX, nhiều hệ tư tưởng cùng diễn ra, cùng chung sống và đấu tranh với nhau hết sức quyết liệt. Một hệ tư tưởng chưa đi hết chặng đường lịch sử của nó thì đã xuất hiện một hệ tư tưởng mới..., cứ như vậy đời sống văn hố xã hội nước ta ln ln có những dao động, có sự sàng lọc, vừa tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ, vừa đào thải cái cũ, cái lỗi thời. Q trình đó diễn ra liên tục trên cơ sở nền tảng văn hoá truyền thống lâu đời và đã từng được thử thách trong những thời kỳ sóng gió khác nhau của lịch sử dân tộc.

Sự “chung sống” của nhiều hệ tư tưởng vốn đối địch nhau như hệ tư tưởng phong kiến và tư sản cũng như hệ tư tưởng tư sản và vô sản càng tạo nên những nghịch lý có tính lịch sử phản ảnh q trình tiếp nhận và chuyển hoá nhiều giá trị văn hoá, văn minh phương Tây để xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam. Âu hoá văn hoá dân tộc trở thành một cái mốt thời bấy giờ khiến cho nền văn hoá, nhất là văn học nghệ thuật nước ta bước sang thời kỳ phát triển chưa từng có trong lịch sử, làm cho ngôn ngữ văn học, các thể loại văn học, nghệ thuật, đặc biệt là báo chí phát triển khá mạnh. Từ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân bản, ý thức cộng đồng của một dân tộc phương Đông, chúng ta đã kết hợp và tiếp thu những giá trị văn hoá mới như tinh thần duy lý, khoa học và ý thức thực tiễn của văn minh phương Tây. Đó chính là những địn bẩy đưa q trình hiện đại hố văn hố Việt Nam đi nhanh hơn theo đà của nó với thế giới văn minh, hiện đại mà Việt Nam vốn là đất nước nghèo nàn, lạc hậu.

Thấy rõ tác dụng động lực của văn hoá với cách mạng, từ sau 1930, Đảng ta đã có ý thức lãnh đạo mặt trận văn hố nhằm tập hợp lực lượng để chuẩn bị thành lập mặt trận văn hoá cứu quốc bên cạnh các đoàn thể cứu quốc chủ lực khác. Ngay từ lúc bấy giờ, tuy chưa có một quan niệm thật rõ ràng về khái niệm văn hoá, nhưng văn hoá vẫn được xem là nhu cầu và trách nhiệm chung của mọi người, đặc biệt là tầng lớp thanh niên vốn là chủ lực của cách mạng. Nhờ sự tác động mạnh mẽ của văn hoá, sự cách tân các lĩnh vực văn học nghệ thuật, các tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức, cơng chức .... đã dần dần hình thành một nếp sống mới, những con người mới với những suy nghĩ, nhận thức mới, những phong tục, tập quán, lễ nghi mới có nhiều cái giản dị hơn, tự nhiên hơn, chân thật hơn. Từ cách ăn mặc, nói năng, xưng hơ cũng như cách ứng xử, giao tiếp trong xã hội...đều có những thay đổi. Với thời gian, dần dần những cái lố bịch, nghịch lý, cực đoan cũng bị đào thải. Sự giải phóng cá tính, sự tơn trọng nhân cách cá nhân, nam nữ bình đẳng, tơn trọng hạnh phúc riêng...dần dần trở thành tư tưởng chủ đạo trong đời sống văn hoá xã hội. Từ việc khơi dậy những cuộc tranh luận về chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, về nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh đến việc truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác–Lênin, từ cuộc đấu tranh với những khuynh hướng tư tưởng khác nhau, cả “tả khuynh” và “hữu khuynh” đến việc chống chủ nghĩa phục cổ, chủ nghĩa “hư vô”, chủ nghĩa Đại Đông Á... đến những cuộc tranh luận về “Truyện Kiều”, về chủ nghĩa tả thực trong văn học.., Đảng ta đều thể hiện ý thức xem văn hố như một vũ khí sắc bén nhằm bảo vệ chân lý cách mạng.

Trong bản tham luận ở Đại hội quốc tế lần thứ 6, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đặc biệt nhấn mạnh: “...Mọi người đều biết rằng để đặt ách thống trị của chúng, bọn cá mập thực dân đã phá hoại tất cả các phong tục tập quán và nền văn minh của dân tộc bị xâm chiếm. Mọi người đều biết rằng muốn biến một dân tộc thành nơ lệ thì phải làm cho dân tộc đó càng ít văn hóa càng tốt, phải ban cho dân tộc đó một nền giáo dục theo chiều nằm chứ khơng phải theo chiều đứng...” Những ý kiến trên sau này đã trở thành những chủ trương văn hóa ban đầu của Đảng, như:

“ a) Tự do xem sách, báo.

b) Tự do mở trường, tự do học hành. c) Tự do làm báo, làm sách.”

(Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương) “ Và phổ thơng giáo dục theo cơng nơng hố.” (Chính cương vắn tắt của Đảng).

Trong lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng chí Nguyễn Ái Quốc nêu khẩu hiệu: “Thực hành giáo dục toàn dân”(1 trong 10 khẩu hiệu hành động đương thời của Đảng). Đó là quan điểm đầu tiên của Đảng ta về giáo dục và sau này trở thành một trong những nội dung chủ yếu của cách mạng văn hóa.

Có thể nói, trong thời kỳ từ năm 1930 – 1939, Đảng ta có hoạt động văn hóa nhưng chưa có chính sách về văn hóa. Trong cương lĩnh chính thức của Đảng thời kỳ này, trên lĩnh vực văn hóa Đảng ta chỉ mới nêu khẩu hiệu đấu tranh về giáo dục và trong lĩnh vực thực tiễn của phong trào, Đảng chỉ mới tổ chức và chỉ đạo phong trào “truyền bá quốc ngữ” nhằm giành được quyền học tập cho nhân dân lao động, chống lại một cách tích cực các chính sách ngu dân của đế quốc. Tuy vậy, trong cuộc sống đã xuất hiện những yêu cầu đấu tranh về lý thuyết trên mặt trận văn nghệ. Qua các cuộc tranh luận này và qua các sách báo mácxít được xuất bản, Đảng ta bước đầu đạt được thắng lợi quan trọng trong các hoạt động văn nghệ và báo chí. Tất cả đều là những sự kiện đáng ghi nhớ trong quá trình hình thành đường lối văn hóa- văn nghệ của Đảng ta và là những tiền đề cho sự ra đời của “Đề cương văn hóa” năm 1943.

Nghị quyết Hội nghị TW tháng 11- 1940 đã đề ra nhiệm vụ văn hóa trong giai đoạn này là:

“1. Huỷ bỏ giáo dục nô lệ, lập nên nền quốc dân giáo dục, cưỡng bức giáo dục sơ đẳng, cho các dân tộc được quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục.

2. Lập trường chuyên môn, quân sự, chính trị, kỹ thuật để đào tạo các lớp nhân tài.

3. Giúp đỡ và khuyến khích các hạng trí thức để họ được phát triển tài năng của họ.”

Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng họp ngày 25-3-1943 quyết định: "Đảng cần phái cán bộ chun mơn hoạt động văn hóa đặng gây ra một phong trào văn hóa tiến bộ, văn hóa cứu quốc, chống lại văn hóa phát xít thụt lùi... Phải dùng những hình thức cơng khai hay bán cơng khai đặng đoàn kết các nhà văn hóa, trí thức...". Thi hành quyết định đó, Hội văn hóa cứu quốc được thành lập, và Đề cương văn hóa Việt Nam ra đời do đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư Đảng soạn thảo, có sự góp ý của đồng chí Hồ Chí Minh. Mặc dù cịn những hạn chế, đề cương đã đề xuất được những tư tưởng lớn cho một nền văn hóa mới của Việt Nam:

1. Cùng với kinh tế và chính trị, văn hóa là một mặt trận, ở đó người cộng sản phải hoạt động, Đảng Cộng sản phải lãnh đạo.

2. Sự phát triển của nền văn hóa dân tộc gắn liền với độc lập dân tộc và quyền dân chủ của nhân dân.

3. Dân tộc, khoa học, đại chúng nêu trong đề cương thực chất bao gồm ba tính chất "dân tộc, hiện đại, nhân văn" theo cách thể hiện ngày nay. Sự ra đời Đề cương văn hố Việt Nam, 1943 khơng chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức cách mạng là Hội văn hoá cứu quốc mới ra đời mà cịn có tác động tập hợp lực lượng nhân sĩ, trí thức và văn nghệ sĩ cả nước hướng về một mục tiêu chung là cứu nước, phục vụ dân tộc, xây dựng nền văn hố mới theo hướng hiện đại hố có định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về nội dung, Đề cương văn hoá Việt Nam 1943 chỉ đề cập đến những mặt cơ bản về phạm vi văn hoá cũng như quan điểm về mối quan hệ giữa văn hố với kinh tế, chính trị và thái độ của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với vấn đề văn hoá, lịch sử và tính chất văn hố Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, nguy cơ văn hố Việt Nam dưới ách phát xít Nhật, Pháp và thủ đoạn của chúng đối với văn hoá Việt Nam, vấn đề cách mạng văn hoá Việt Nam và ba nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hoá mới là dân tộc, khoa học và đại chúng, cuối cùng là những nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hoá Việt Nam. Ở những vấn đề nêu trên tuy chỉ vắn tắt,

song Đề cương văn hoá Việt Nam 1943 đã chứa đựng một cách bao quát nhiều nội dung rất phong phú, thể hiện bước phát triển về nhận thức và tư duy văn hố của đồng chí Trường Chinh cũng như của Đảng ta.

Từ quan niệm đúng đắn đó về văn hố, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã huy động được toàn bộ nền văn hoá Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại cho sự nghiệp cách mạng, tạo nên sức mạnh kỳ diệu, sức mạnh của lương tri, nhân phẩm và trí tuệ, sức mạnh của văn hố Việt Nam. Đó chính là cái mà thế giới gọi là bí quyết của sức mạnh Việt Nam.

Ở giai đoạn 1930-1945, đường lối văn hóa của Đảng Cộng Sản Việt Nam được thể hiện tập trung nhất trong “Đề cương văn hóa Việt Nam” (năm 1943). Đây được coi là tài liệu chính thức đặt vấn đề văn hóa trong cách mạng Việt Nam. Đề cương thể hiện những quan điểm rất cơ bản của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa tinh thần, đặc biệt Đảng nêu rõ quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, văn nghệ Việt Nam phải quán triệt ba nguyên tắc lớn, đó là dân tộc hóa, khoa học hóa, đại chúng hóa.

Đường lối văn hóa của Đảng Cộng Sản Việt Nam mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn này chính là cơ sở lý luận cho đường lối văn hóa của Đảng trong những giai đoạn tiếp theo.

2. Giai đoạn từ năm 1945-1960: Đường lối văn hoá Dân tộc-khoahọc-đại chúng. học-đại chúng.

Dân tộc hố là “chống mọi ảnh hưởng nơ dịch thuộc địa khiến cho

văn hóa Việt Nam phát triển độc lập.” Hơn 80 năm thống trị Việt Nam, bọn thực dân Pháp đã du nhập vào nước ta những nhân tố tiêu cực của văn hóa tư sản và văn hóa xâm lược. Chúng đề cao sự giàu mạnh của nước Pháp, ca tụng chính sách thuộc địa của tư sản Pháp, gieo rắc vào đầu óc người Việt Nam tinh thần phục Pháp. Vì sùng bái văn hóa Pháp, nhiều tri thức Việt Nam đã vào làng Tây, nói tiếng Tây thay tiếng mẹ đẻ, bắt chước một cách lố lăng từ cách ăn diện đến cuộc sống hưởng lạc và đồi trụy. Tư tưởng sùng bái dẫn đến đầu óc tự ti dân tộc và miệt thị văn hóa dân tộc. Nhiều người đã khơng cịn biết đến truyền thống u nước, khí phách anh hùng, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo và những phẩm chất cao quý khác của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm lịch sử.

Dân tộc hố là làm cho văn hóa trực tiếp phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, làm cho tri thức có đầy lịng tự hào, dũng cảm đứng lên nhận trách nhiệm của mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng Tổ Quốc, xây dựng và phát triển nền văn hóa mới Việt Nam.

Khoa học hố là “chống lại những cái gì làm cho văn hóa trái khoa

học, phải tiến bộ”. Việt Nam là một nước nơng nghiệp, bị trì trệ lâu ngày dưới chế độ phong kiến, chịu ảnh hưởng sâu nặng của hệ tư tưởng phong kiến. Những quan điểm duy tâm, thần bí của văn hóa phong kiến; những quan điểm bng thả, hưởng thụ của văn hóa phương Tây... chi phối mọi suy nghĩ và hành động của nhiều tầng lớp nhân dân. Tính chất lạc hậu, bảo thủ của nó cịn biểu hiện nặng nề trong phong tục, tập quán và nếp sống hằng ngày của mỗi người. Thực dân Pháp đã biến tất cả những cái đó thành phương tiện để thực hiện chính sách ngu dân của chúng.

Khoa học hoá là tạo điều kiện cho nền văn hóa dân chủ mới nhanh chóng thốt khỏi sự kìm hãm ấy, nhằm phát triển về mọi mặt trên cơ sở khoa học. Chủ nghĩa Mác - Lênin phải là kim chỉ nam hướng dẫn mọi suy nghĩ và hành động về xây dựng nền văn hóa mới.

Đại chúng hố là “chống mọi chủ trương, hành động làm cho văn

hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng”. Ở một nước thuộc địa cịn nhiều tàn tích phong kiến, đơng đảo nhân dân lao động bị mù chữ khơng có điều kiện tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc và của cả loài người. Văn học, âm nhạc, hội họa và các thể lọai nghệ thuật khác chỉ phục vụ cho giai cấp thống trị, quần chúng lao động bị gạt ra ngoài đời sống văn hóa. Văn hóa mới phải vì dân và do dân, làm cho mọi người biết đọc, biết viết, có trình độ thưởng thức và tham gia sáng tạo văn hóa, nghệ thuật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ba nguyên tắc trên đây là ba phương châm hành động trên mặt trận văn hóa có qua nghệ và tác động chặt chẽ lẫn nhau. Mỗi khâu trong đó nhằm chống lại “ba nhược điểm, ba căn bệnh lớn của văn hóa Việt Nam đương thời: phản dân tộc, phản khoa học, phản đại chúng”. Có khắc phục được những nhược điểm trên, những căn bệnh ấy thì mới phát triển được một nền văn hóa mới, nên văn hóa chân chính của dân tộc Việt Nam.

Cũng từ đó, Đảng ta xây dựng một đường lối văn hoá, văn nghệ nhất quán cho đến hôm nay, tuy cách diễn đạt trong các văn kiện của Đảng ở mỗi thời kỳ có khác, có bổ sung và phát triển theo yêu cầu của từng thời điểm cách mạng.

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành cơng chính quyền về tay nhân dân. Đó là điều kiện thuận lợi cơ bản để chúng ta xây dựng lại nước ta về mọi mặt, cả về văn hóa. Tuy nhiên, trong khi đó tình hình chính trị diễn biến phức tạp. Các lực lượng phản động hoạt động ráo riết để chống phá cách mạng. Bọn Nhất Linh, Khải Hưng ôm chân qn Tưởng... cơng khai bài xích đường lối văn hóa của Đảng.

Lúc đó, tuy phải tập trung giải quyết nhiều khó khăn phức tạp của về nội trị và ngoại giao, quân sự và kinh tế, nhưng Đảng ta vẫn chú trọng đoàn kết giới tri thức và văn nghệ sĩ Việt Nam, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa theo hướng dân tộc và dân chủ. Một tuần lễ sau ngày tuyên bố độc lập, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ và chỉ trong vịng hơn một năm, hai triệu người thoát nạn mù chữ. Tháng 11 năm 1946, Đại hội văn hóa toàn quốc được triệu tập tại Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ đọc diễn văn khai mạc. Người nêu bật nhiệm vụ của nên văn hóa mới là phải lấy hạnh phúc của đồng bào, lấy sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh, đồng thời phải biết tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của nền văn hóa xưa và nay để xây dựng nền

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hoá vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở việt nam hiện nay (Trang 103 - 118)