D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
3. Giai đoạn từ năm 1960 1969: Đường lối văn hoá Dân tộc khoa học-xã hội chủ
Sau khi đánh đuổi thực dân pháp xâm lược, chúng ta bước vào giai đoạn mới của cuộc cách mạng, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa đấu tranh giải phóng miền Nam. Miền Bắc tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa trong khi miền nam vẫn tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhằm giải phóng đồng bào miền Nam khỏi ách thực dân mới của đế quốc Mỹ, thực hiện hịa bình thống nhất nước nhà.
Cuộc vận động cải cách ở miền Bắc đã hoàn thành xóa bỏ vĩnh viễn chế độ phong kiến thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, việc cải tạo xây dựng kinh tế cũng được tiến hành cùng với việc cải tạo và xây dựng văn hóa.Các trường học được mở rộng từ phổ thông đến đại học.Sự nghiệp giáo dục hướng vào bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ đất nước, yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội có văn hóa, khao học kỹ thuật, có sức khỏe.
Mở đầu cho giai đoạn cách mạng XHCN, một sự kiện đáng chú ý: Đại hội văn hóa toàn quốc năm 1955. Đại hội là kết quả của đường lối văn nghệ đúng đắn của Đảng, là kết quả rực rỡ của những cố gắng hy sinh phấn đấu trong bao năm gian khổ của anh chị em làm công tác văn nghệ. Nhân dịp này Hồ chủ tịch viết bài Đại hội văn công Người đánh giá sự trưởng thành của văn nghệ “khá nhất ở chỗ: tẩy hết những cái gì trụy lạc, hủ bại của văn nghệ thực dân phong kiến, đã nêu được tinh thần dũng cảm và sinh hoạt cần lao của nhân dân ta”.
Để kịp thời đáp ứng được yêu cầu mới cách mạng, tháng 9-1955, Bộ tuyên truyền chính thức được thành lập, thay thế cho Nha tuyên truyền và văn nghệ được thành lập trong kháng chiến, đánh dấu một bước tiến quan trọng của cuộc cách mạng văn hóa ở nước ta. Phương châm hoạt động của nghành văn hóa là: phục vụ chính trị, văn hóa chun nghiệp kết
hợp với văn hóa quần chúng, phát động quần chúng làm văn hóa văn nghệ, phát huy tài năng và trí sáng tạo của quần chúng...
Ủy ban khao học Nhà nước cũng được thành lập.Báo chí, thơng tin, tuyên truyền, xuất bản… trở thành vũ khí sắc bén của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động trên mặt trận tư tưởng văn hóa.Y tế thể dục thể thao được phát triển rộng rãi.
Đại hội văn nghệ toàn quốc họp tháng 2-1957 giữa lúc bọn Nhân văn -Giai phẩm vừa hoạt động xuyên tạc và tiến công vào đường lối của Đảng. Bọn cầm đầu nhóm này thực chất là bọn phản động căm thù chế độ mới, căm thù cách mạng, chống lại cách mạng. Nội dung hoạt động của chúng là :Chống Đảng lãnh đạo văn nghệ, chống văn nghệ phục vụ chính trị cứu nước, phục vụ nhân dân lao động, đả kích văn nghệ kháng chiến văn nghệ xã hội chủ nghĩa. Điều đáng nguy hại nhất là chúng lợi dụng cách mạng chuyển sang giai đoạn mới. Đảng ta tự phê bình một số sai lầm trong cải cách ruộng đất và tình hình phức tạp trong phe ta cuối năm 1956 (cuộc bạo động phản cách mạng ở Hung-ga-ri, chống sùng bái cá nhân ở Liên Xô), bọn chúng lôi kéo được một số văn nghệ sĩ, lũng đoạn hội nhà văn và cơ quan ngôn luận của hội, gieo nọc độc trong một số cán bộ, học sinh đại học và thanh niên…
Đại hội đã nghiên cứu thư của Trung ương Đảng nêu lên những thiếu sót của cơ quan chỉ đạo văn nghệ và phương hướng của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Hồ chủ tịch nói chuyên với Đai hội, nhắc nhở chị em trau dồi tư tưởng, nghệ thuật, đi sâu vào cuộc sống lao động sản xuất của nhân dân.
Trong Đại hội, thay mặt Trung ương Đảng, đồng chí Trường Chinh đã nhận định: Tính chất nguy hại nhất của báo “Nhân văn”: chính là ở chỗ nó nêu lên chiêu bài theo chủ nghĩa Mác-Lênin mà sự thật đã xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, nói là chị sự lãnh đạo của Đảng mà là sự đả kích sự lãnh đạo đó, rêu rao là bảo vệ chế độ, nhưng cố làm bơi đen chế độ.Tính chất nguy hại cịn thể hiện ở chỗ: “Nó dựa vào những ý kiến tự phê bình đúng đắn của Đảng để bơm to lên để nịnh dân và hành động phá hoại về mặt tư tưởng, nghệ thuật, dần dần đi đến phá hoại chính trị”.
Tháng 9-1960, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã đề ra phương hướng nhiệm vụ nhằm đưa miền Bắc tiến lên CNXH và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Về văn nghệ, Đảng đã đề ra yêu cầu: “ Phát triển văn nghệ mới với nội dựng XHCN và tính chất dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân sâu sắc. Nắm vững phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, phấn đấu để có thêm nhiều tác phẩm phản ánh chân thật cuộc sống mới con người mới, góp phần giáo dục và đơng viên nhân dân đấu tranh cho cách mạng XHCN và sự nghiệp thống nhất nước nhà”.
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội 3 tháng 11-1962, Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ 3 họp. Thư Trung ương Đảng gửi cho Đại hội đã khẳng định: “Với tất cả những thành tựu đạt được, văn nghệ miền Bắc nước ta hiện nay là một nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa, tuy còn trẻ tuổi nhưng nó đã tỏ ra có sức sống dồi dào và đầy hứa hẹn”. Đến thăm Đại hội Chủ tịch đề ra nhiệm vụ cho văn nghệ: “Quần chúng đang chờ đợi những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại vẻ vang của chúng ta những tác phẩm ca tụng chân thật những người mới, việc mới, chẳng những để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay mà con giáo dục con cháu ta đời sau”. Và đồng chí Trường Chinh trong bài phát biểu tại Đại hội đã nhấn mạnh vấn đề: “Tăng cường tính Đảng đi sâu vào cuộc sống mới để phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng tốt hơn nữa”. Đồng chí đã đề cập đến phương pháp hiện thực XHCN, vấn đề tài năng bản lĩnh và năng khiếu, phân tích cụ thể tính Đảng của văn nghệ sĩ và tác phẩm nghệ thuật. Đến Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ 4 họp tháng 1-1968. Trung ương Đảng đã đánh giá cao thành tựu sáng tạo của văn nghệ trong phong trao chống Mỹ cứu nước: “Trong các tác phẩm nghệ thuật của cả 2 miền ca ngợi những sự tích anh hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã nổi lên mộũng nhận xét một số khuyết điểm: “Tư tưởng và tình cảm của nhiều anh chi em nghệ sĩ chưa ngang tầm với tư tưởng của Đảng và tình cảm của quần chúng. Cuộc sống của nhân dân ta vô cùng anh dũng và phong phú nhưng phản ánh đó vào văn học, nghệ thuật ta còn sơ lược”.
Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ văn nghệ trong thời kỳ mới của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Đặc biệt Trung ương Đảng nhắc nhở phải
kết hợp chặt chẽ giữa văn nghệ chuyên nghiệp và văn nghệ quần chúng, phải quan tâm và bồi dưỡng lực lượng trẻ.
Trong bài nói chuyện tại Đại hội này, đồng chí Trường Chinh điểm qua Đường lối văn hóa – văn nghệ của Đảng và rút ra những quan điểm cơ bản trong đường lối đó.
1.Văn nghệ của ta là vũ khí sắc bén của giai cấp cơng nhân, của Đảng trong cuộc đấu tranh để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra.
2.Văn nghệ của ta phải thực sự là văn nghệ của nhân dân.
3.Văn nghệ của ta phải đậm đà tính dân tộc, là văn nghệ của nhiều dân tộc anh em sống trên đất nước ta.
4.Mục đích của văn nghệ của ta là giáo dục và đào tạo con người mới.
5.Tiếp thu có phê phán những tinh hoa của văn nghệ truyền thống của dân tộc và những thành tựu tốt đẹp của văn nghệ thế giới xưa và nay.
6.Nắm vững phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa.
7.Với chủ nghĩa xã hôi và chủ nghĩa cộng sản, chúng ta xây dựng một nền văn hóa văn nghệ cao đẹp nhất của loài người.
Cũng trong Đại hội này, đồng chí Phạm văn Đồng đã khái quát chức năng văn học, nghệ thuật bằng 6 chữ “ Hiểu biết, khám phá và sáng tạo” nói lên tầm quan trọng to lơn sâu xa và ý nghĩa bên vững vô cùng của văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp cách mạng, cũng như trong cả đời sống của cả dân tộc”. Với cách diễn đạt đầy sức thuyết phục, đồng chí đã phân tích nội dung của 2 đề tài lớn nhất của văn nghệ: Tổ quốc và xã hội chủ nghĩa. Tiếp đó đồng chí đi sâu vào đặc điểm và tính chất của văn nghệ. Về nội dung và hình thức đồng chí nói: “ Ta địi hỏi hai mặt trận đó tốt một trăm phần trăm: Nội dung tư tưởng là quan trọng vì nó là linh hồn, và tất nhiên đối với chúng ta đó là yêu cầu rất cao. Nhưng mà đừng một chút nào vì địi hỏi về nội dung tư tưởng cao như vậy và tự cho phép mình, hay cho phép bất cứ người nào, xem nhẹ mặt nghệ thuật, giá trị nghệ thuật, trình độ nghệ thuật, làm cho nó kém đi, hạ thấp nó. Làm nhự vậy cịn gì là nghệ thuật. Nghệ thuật thì phải thật sự là nghệ thuật.
Qua mỗi lần Đại hội văn nghệ từ lần thứ 1 đến lần thứ 4 đường lối văn nghệ của Đảng ta càng đi sâu vào nhiều mặt cơ bản của văn nghệ, và đều nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo của Đảng, đến quan điểm tư tưởng nghệ thuật của văn nghệ sĩ, đến vị trí của văn nghệ trong đấu tranh cách mạng cũng như xây dựng XHCN. Riêng về văn hóa, sau khi bộ văn hóa được thành lập ngày 21-10-1958. Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 109 về việc tăng cường lãnh đạo cơng tác văn hóa: Để phát huy những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm, các cấp ủy Đảng, các Đảng đoàn cân tăng cường lãnh đạo cơng tác văn hóa, làm cho cơng tác văn hóa phát triển kịp với u cầu của tình hình, và trước hết là khắc phục những thiếu sót về vai trị, nhiệm vụ nội dung và phương hướng của cơng tác văn hóa”.
Tiếp đó, Trung ương Đảng có chỉ thị số8 (3-1-1961) và chính phủ cũng có chỉ thị về cơng tác văn hóa quần chúng trong xí nghiệp. Chỉ thị số 8 có một tầm quan trọng đối với văn hóa quần chúng. Nhiều cấp, nhiều nghành đã chú ý động viên mọi lực lượng đem văn hóa tốt đẹp đến với quần chúng, đồng thời phát động quần chúng tiến hàng sôi nổi và thiết thực mọi hoạt độn văn hóa.
Khi bọn thực dân Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, Trung ương Đảng ra chỉ thị 104 và 114 về cơng tác văn hóa văn nghệ trong tình hình mới và riêng cho miền núi. Thường vụ Hội đồng Chính phủ ra quyết định 111 về đẩy mạnh cơng tác văn hóa, văn nghệ phục vụ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
Trong chỉ thị 104 ngày 28-7-1965 Trung ương Đảng nhấn mạnh: “Cơng tác văn hóa, văn nghệ có vai trị trọng yếu trong việc giáo dục lòng căm thù đối với bọn xâm luược Mỹ và bè lũ tay sai, cổ vũ tinh thần yêu nước và yêu CNXH, giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bồi dưỡng khả năng chiến đấu và sản xuất của nhân dân, nâng cao tinh thần sinh hoạt của quần chúng, xây dựng một nền văn hóa xứng đáng với nhân dân ta, phục vụ sự nghiệp vĩ đại chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta hiện nay...
Dưới ánh sáng của bản chị thị này, nhân dân ta đã dấy lên phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” nổi tiếng, một khẩu hiệu hành động đầy dũng
khí cách mạng, thể hiện phẩm chất cao quý của một dân tộc anh hùng có truyền thống lạc quan yêu đời trong sản xuất và chiến đấu.
Cuộc đấu tranh anh hùng của nhân dân và dân 2 miền Nam Bắc đã dẫn tới thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dạy mùa xuân năm 1975, hoàn toàn giải phong miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà và đưa cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trên đất nước ta, đã và đang diễn ra những chuyển biến cách mạng sâu sắc trên mọi lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội.
Trong giai đoạn mới, chúng ta càng nhận thức đầy đủ tầm quan trọng đặc biệt của cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa, một bộ phận của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước
Từ năm 1955, Đảng đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc làm cách mạng XHCN và xây dựng CNXH, đồng thời đấu tranh để giải phóng miền Nam, trong khi nhân dân miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và đấu tranh thống nhất nước nhà, thì chúng ta xây dựng nền văn hóa văn nghệ XHCN ở miền Bắc, còn văn nghệ miền Nam vẫn là nền văn nghệ dân tộc – dân chủ. Nhưng văn hóa văn nghệ ta ở cả 2 miền đều là văn hóa, văn nghệ cách mạng.
Như vậy đường lối xây dựng và phát triển văn hóa văn nghệ trong giai đoạn XHCN được hình thành và bắt đầu từ Đại hội lần thứ 3 mà điểm cốt lõi là chủ trương tiến hành cách mạng tư tưởng văn hóa đồng thời với cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất và cách mạng về khoa học, kỹ thuật là chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hóa mới, con người mới. Mục tiêu là làm cho nhân dân thốt nạn mà chữ và thói hư tật xấu cho chế độ cũ để lại, có trình độ văn hóa ngày càng cao, có hiểu biết cần thiết về khoa học kỹ thuật tiên tiến về xây dựng CNXH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Đại hội 4 và 5 tiếp tục đương lối phát triển văn hóa của Đại hội 3, xác định nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung XHCN và tình chất dân tộc, tính Đảng và tính nhân dân. Nhiệm vụ văn hóa quan trọng của giai đoạn này là tiến hành cải cách giáo dục trong cả nước phát triển mạnh khoa học, văn học nghệ thuật, giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, chống tư tưởng tư sản và tàn dư tư tưởng phong kiến, phê phán tư tưởng
tiểu tư sản, xóa bỏ ảnh hưởng của tư tưởng văn hóa thực dân mới ở miền Nam.