Khái niệm giađình

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hoá vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 34)

Với tư cách một hình thức cộng đồng xã hội, gia đình được hình thành từ rất sớm và đã trải qua quá trình phát triển lâu dài. Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn và duy trì nịi giống, từ sự cần thiết phải nương tựa vào nhau để sinh tồn, các hình thưc quần tụ nam giới và nữ giới, những hình thức tổ chức đời sống gia đình đã xuất hiện. Lịch sử đã trải qua nhiều hình thức gia đình, gia đình Punaluan, gia đình đối ngẫu, gia đình một vợ một chồng…

Trên cơ sở sự phát triển kinh tế xã hội, các kiểu, dạng tổ chức cộng đồng mang tính “tự nhiên” ngay từ đầu đã chịu sự quy định của những biến đổi trong sản xuất, trong đời sống kinh tế- xã hội. Để quan hệ với thiên nhiên, tác động vào thiên nhiên, con người cần phải quần tụ thành những nhóm cộng đồng, ban đầu các quan hệ chi phối trong các nhóm cộng đồng ấy cịn mang màu sắc tự nhiên, sinh học.

Trước những yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt, những đòi hỏi của đời sống kinh tế các quan hệ ấy dần trở nên chặt chẽ, giữa các thành viên trong cộng đồng ấy xuất hiện những “cơ chế ràng buộc lẫn nhau, phù hợp và thích ứng với những điều kiện sản xuất, sinh hoạt của mỗi một nền sản xuất gia đình dần trở thành một thiết chế xã hội, hình ảnh một xã hội thu nhỏ”. Nhưng không phải sự thu nhỏ một cách đơn giản các quan hệ xã hội. Như vậy gia đình được coi là một thiết chế xã hội đặc thù, nhỏ nhất và cơ bản nhất.

Do vậy, qua các thời kỳ văn minh khác nhau chúng ta có những quan điểm về gia đình khác nhau, khơng có một quan điểm nào chung nhất.

Liên hiệp quốc đưa ra định nghĩa về gia đình: “Gia đình là một cơ chế mang tính toàn cầu, là một yếu tố tự nhiên cơ bản của xã hội, một đơn vị kinh tế.”

Theo quan điểm của L.Morgan và Ăngghen đã tán thành thì: “Gia đình là một yếu tố năng động, nó khơng bao giờ đứng ngun tại chỗ, mà chuyển từ hình thức thấp lên hình thức cao như xã hội phát triển từ một xã hội thấp lên xã hội cao.”[15; 267]. Gia đình là những người có quan hệ họ hàng, cùng chung sống và có nguồn ngân sách chung[x; y]. ( Theo LHQ) [14; 269].

Theo G.s Lê Thi, gia đình dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hơn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó, và cùng chung sống (ơng bà, cha mẹ, con cái ). Đồng thời gia đình cũng có thể bao gồm một số người được ni dưõng, tuy khơng có quan hệ huyết thống các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau bằng trách nhiệm, tình thương, quyền lợi kinh tế, văn hố, tình cảm, giữa họ có những điều ràng buộc có tính pháp lý được nhà nước thừa nhận và bảo vệ đồng thời trong gia đình cũng có những quy định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên.

Mác nói: “Hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sơi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”[3; 105].

Luật hơn nhân gia đình 2005 định nghĩa như sau về gia đình: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hơn nhân, quan hệ huyết thống, hoặc quan hệ nuôi dương làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, theo quy định của luật hơn nhân gia đình.[7; 3].

Theo PTS Dương Tự Đam, Gia đình là một thiết chế xã hội cơ sở, đồng thời là một nhóm tâm lý tình cảm đặc thù. Một nhân tố tích cực trong sự phát triển xã hội và sự hoàn thiện cá nhân, đặc biệt là sự hoàn thiện về giá trị nhân cách thông qua việc thực hiện các chức năng trọng đại của nó[4; 19]

Gia đình theo nghiên cứu của các nhà Chủ nghĩa xã hội khoa học, gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hố - xã hội đặc thù được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục… giữa các thành viên.

Hiện nay có rất nhiều khái niệm về gia đình, mỗi khái niệm điều nhằm mục đích khái quát lên những yếu tố cơ bản những đặc thù, nhưng hẳn rằng chưa có một khái niệm nào thật hoàn hảo và ngắn gọn nhất. Và cũng đã có nhiều sách, báo, nhiều nhà khoa học nói về khái niệm gia đình như:

- Gia đình là tập hợp những người cùng chung sống trong một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, họ gắn bó với nhau bằng quan hệ hơn nhân và dịng máu, thường gồm vợ chồng ,cha mẹ và con cái.[x; y].( từ điển tiếng việt, Hoàng Phê)

- Gia đình là nhóm người chung sống với nhau dưới một mái nhà ,có quan hệ hơn nhân, huyết thống và nền kinh tế chung[x; y].( theo Xec-Mai- cơ trong cuốn 142 tình huống gdcd,1991)

- Theo LeeviStarau thì gia đình là một nhóm xã hội được quy định bởi ba đặc điểm nổi bật là: Bắt nguồn từ hôn nhân bao gồm vợ chồng, con cái phát sinh từ sự hôn phối của đơi nam nữ, tuy nhiên trong gia đình có mặt của những ngưịi họ hàng, bà con hoặc con ni; họ gắn bó với nhau bởi các quyền lợi và nghĩa vụ có tính chất kinh tế về sự cấm đốn tình dục giữa các thành viên[x; y].( Tài liệu của đề tài KX09-07)

Cho dù xem xét dưới góc độ nào, thì nói tóm lại gia đình vẫn có những đặc điểm sau:

- Gia đình là tế bào của xã hội, cấu thành cộng đồng xã hội, chi phối hầu như toàn bộ đời sống con người, luôn biến đổi theo thời gian và phát triển cùng với nền kinh tế xã hội.

- Gia đình là tổ ấm, tình yêu cuộc sống của con người, nơi sinh thành và phát triển ngơn ngữ và khả năng tính cách của con người.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hoá vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w