Mối quan hệ giữa giađình và xã hộ

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hoá vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 45)

2.1.3.1. Gia đình là tế bào của xã hội

Gia đình có vai trị to lớn mang tính đặc thù trong việc duy trì nịi giống và là mơi trường ni dưỡng nhân cách của con người, không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được. Để hình thành nhân cách con người Việt Nam hôm nay, cùng với việc phát huy vai trò của xã hội, chúng ta cần phát huy vai trị của gia đình.

Gia đình - "hạt nhân của xã hội"

Gia đình sẽ cịn tồn tại mãi mãi trong đời sống xã hội, trong các cộng đồng người, nên cần nâng cao nhận thức về vai trị của gia đình và giáo dục của gia đình đối với con người và xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý đến hạt nhân cho tốt". Nếu xét từ chiều sâu tư tưởng, đạo đức, tinh thần thì gia đình là hạt nhân của xã hội. Gia đình bao chứa những quan hệ nhân bản, sâu nhất của con người, gắn với bản chất của con người - tính người.

Gia đình với ý nghĩa "hạt nhân" của xã hội có vai trị duy trì những giá trị văn hóa, đạo đức của mỗi cộng đồng, góp phần xây nên văn hóa, đạo đức cả xã hội. Cha ông ta cho rằng: "Nhất gia nhân, nhất quốc hưng nhân" (mỗi gia đình làm điều nhân thì cả nước sẽ vươn tới điều nhân). Một nhà tư tưởng phương Tây khẳng định: gia đình khó phá bỏ hơn quốc gia, có nghĩa là khơng thể phá bỏ gia đình, nếu gia đình tan rã thì nhân loại sụp đổ.

Muốn phát triển nền văn hóa, đạo đức của xã hội, phải gắn liền với phát triển văn hóa, đạo đức của gia đình. Coi việc xây dựng văn hóa, đạo đức xã hội và văn hóa, đạo đức gia đình là một nhiệm vụ trung tâm của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thái độ đối với vấn đề gia đình ở nước ta ln có sự biến động phức tạp. Nhưng dù thế nào cũng cần chú ý nghiên cứu vấn đề định hướng giá trị văn hóa, đạo đức và hình thành các chuẩn mực, khn mẫu ứng xử xã hội và gia đình cho phù hợp.

Hướng tới gia đình ấm no, hịa thuận, tiến bộ

Trong hoàn cảnh đổi mới đất nước, mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế, một đơn vị tiêu dùng, mọi thành viên trong gia đình phải dựa vào gia đình nhiều hơn trước đây (đặc biệt là thành viên chưa trưởng thành). Do vậy, cần phải đầu tư vào gia đình, phát triển kinh tế gia đình, nâng cao mức sống vật chất, tinh thần để gia đình làm tốt chức năng của nó.

Khuyến khích phát triển kinh tế gia đình là tạo điều kiện cho gia đình có tư liệu, có vốn để sản xuất và làm giàu chính đáng. Chính sách khốn hộ, giao đất, giao rừng ở nơng thơn, chính sách kinh doanh dịch vụ, kinh tế tư nhân, chế độ lương cho cán bộ công chức, thu nhập cho công nhân, lao động thỏa đáng, hợp lý là điều kiện ổn định đời sống gia đình và cơ sở vật chất của đạo đức trong gia đình. Thực hiện tốt hơn cuộc vận động "xóa đói, giảm nghèo", "giúp nhau lập nghiệp", giúp nhau làm giàu.

Bảo đảm cho những chính sách xã hội được thực hiện cơng bằng và có hiệu quả trên các lĩnh vực: y tế, sức khỏe, văn hóa, giáo dục, vệ sinh mơi trường, sức khỏe sinh sản... bằng cách lồng ghép các chương trình mục tiêu. Chính sách tín dụng, ưu đãi cho người nghèo, chuyển giao công

nghệ, tạo việc làm, hướng nghiệp... tạo điều kiện cho các gia đình có đời sống vật chất bớt khó khăn, thì mới có thể làm tốt việc xây dựng quan hệ gia đình và đạo đức trong gia đình tốt đẹp.

Tổ chức tốt các dịch vụ xã hội để giảm nhẹ lao động trong gia đình cho phụ nữ và trẻ em, tạo điều kiện rảnh rỗi nhiều hơn cho họ tham gia vào sinh hoạt xã hội, văn hóa tinh thần, giáo dục con cái, nâng cao tri thức, thẩm mỹ, thể lực. Tạo cho mỗi gia đình có điều kiện vật chất tối thiểu (gia tài), chỗ ở (gia cư), môi trường sống (gia cảnh) làm cơ sở cho việc giáo dục gia đình (gia đạo, gia huấn) tạo một nền nếp đạo đức gia đình (gia phong). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ghi rõ: Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình ấm no, hịa thuận, tiến bộ.

Có thể ví xã hội là một cơ thể sống hoàn chỉnh và không ngừng biến đổi được “sắp xếp, tổ chức” theo nhiều mối quan hệ trong đó gia đình được xem là một tế bào, một thiết chế cơ sở đầu tiên. Mỗi một chế độ xã hội được sinh thành vận động và biến đổi trên cơ sở một phương thức sản xuất xác định và có vai tị quy định đối với gia đình. Nhưng xã hội ấy lại tồn tại thơng qua các hình thức kết cấu và quy mơ gia đình. Mỗi gia đình hạnh phúc, hoà thuận thì cả cộng đồng và xã hội tồn tại và vận động một cách êm thấm. Mục đích chung của sự vận động biến đổi của xã hội trước hết là vì lợi ích của mỗi cơng dân, mỗi thành viên xã hội và mỗi gia đình- tổ chức và thiết chế xã hội đầu tiên, cơ sở nơi quần tụ của mỗi công dân và thành viên của xã hội. Nhưng lợi ích của mỗi cơng dân, mỗi thành viên xã hội lại chịu sự chi phối của lợi ích các tập đoàn giai cấp thống trị trong xã hội, trong điều kiện xã hội phân chia thành giai cấp.

2.1.3.2. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội

* Gia đình là một thiết chế cơ sở đặc thù của xã hội, là cầu nối giữa cá nhân và xã hội.

Trong hệ thống cơ cấu tổ chức của xã hội, gia đình được coi là thiết chế cơ sở, đầu tiên, nhỏ nhất. Sự vận động biến đổi của thiết chế tuân theo những quy luật chung của cả hệ thống. Những thiết chế ấy vận động và biến đổi còn trên cơ sở kế thừa các giá trị văn hoá truyền thống của mỗi

nền văn hố, mỗi vùng và địa phương khác nhau và cịn được bộc lộ, thể hiện ở mỗi thành viên và thế hệ thành viên trong sự “giao thoa” của mỗi cá nhân và mỗi gia đình. Thơng qua các hoạt động tổ chức đời sống trong gia đình và của gia đình, mỗi cá nhân mỗi gia đình tiếp nhận, chịu sự tác động và “phản ứng” lại đối với những tác động của xã hội thơng qua các tổ chức, các thiết chế, chính sách của xã hội. Sự đồng thuận hay không đồng thuận của những tác động từ xã hội, nhà nước với những hình thức tổ chức sinh hoạt trong thiết chế gia đình sẽ tạo ra kết quả tốt hay xấu của mỗi chế độ xã hội, mỗi thời đại.

* Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên, mỗi cơng dân xã hội.

Từ thuở lọt lịng cho đến suốt cả cuộc đời, mỗi thành viên được ni dưỡng, chăm sóc để trở thành những cơng dân của xã hội, lao động cống hiến và hưởng thụ, đóng góp cho xã hội trước hết và chủ yếu là thơng qua gia đình và với gia đình. Sự yên ổn hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, bảo đảm đạt hiệu quả cho cho các hoạt động lao động của xã hội. Rõ ràng là muốn xây dựng xã hội phải chú ý xây dựng gia đình. Xây dựng gia đình là trách nhiệm, là bộ phận cấu thành trong chỉnh thể các mục tiêu phấn đấu của xã hội, vì sự ổn định và phát triển của xã hội.

2.1.3.3. Gia đình và xã hội có quan hệ gắn bó, chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau

Trình độ phát triển kinh tế- xã hội quyết định quy mơ, kết cấu, hình thức tổ chức và tính chất của gia đình.

Quan điểm duy vật về lich sử đã chỉ ra rằng, gia đình là những hình thức phản ánh đặc thù của trình độ sản xuất, của trình độ phát triển kinh tế. Trong tiến trình lịch sử nhân loại, các phương thức sản xuất cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa đã lần lược thay thế nhau, kéo theo và dẫn đến sự biến đổi về hình thức tổ chức, quy mơ và kết cấu cũng như tính chất của gia đình. Từ gia đình tập thể - quần hơn với các hình thức huyết thống, đối ngẫu, gia đình cặp đơi bước sang hình thức gia đình cá thể, một vợ một chồng; từ gia đình

một vợ, một chồng bất bình đẳng chỉ về phái người phụ nữ, người vợ sang gia đình một vợ một chồng ngày càng bình đẳng giữa nam- nữ, giữa các thành viên trong gia đình. Tất cả những bước tiến đó của gia đình phụ thuộc chủ yếu và trước hết vào những bước tiến trong sản xuất, trong trình độ phát triển kinh tế của mỗi thời đại.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hoá vào xây dựng gia đình văn hóa mới ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w