Môi trường khởi nghiệp (Startup environmen t– SE)

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 34)

Môi trường là nơi tập hợp các nguồn lực và mức độ dồi dào của chúng sẽ tác động đến quy trình khởi nghiệp. Có nhiều cách tiếp cận về môi trường như xem xét tác động của môi trường kinh doanh đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Covin & Slevin, 1997)48. Kết quả nghiên cứu từ các tác giả này đã chỉ ra sự tác động của năng lực của nhà khởi nghiệp vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp không bao giờ tách rời với yếu tố môi trường kinh doanh. Thật vậy, các quyết định và hành động của người chủ doanh nghiệp sẽ được đưa ra dựa trên sự cảm nhận của họ về môi trường kinh doanh (Begley, 2001)49. Cách tiếp cận về sự tác động của yếu tố môi trường dựa trên quan điểm về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Porter, 1985)50 đề cập đến môi trường kinh doanh. Môi trường này được chia ra thành hai nhóm đối kháng nhau: thuận lợi - bất lợi hay ổn định - bất ổn. Môi trường thuận lợi được đặc trưng bởi tỷ suất lợi nhuận trong ngành cao, mức độ cạnh tranh thấp và khách hàng rất trung thành; trong khi đó môi trường bất lợi có các đặc trưng ngược lại. Các nghiên theo hướng

46 Agénor et al, Public Infrastructure and Private Investment in the Middle East and North Africa, 2005.

47 Le, Quan V., Political and economic determinants of private investment, Journal of International Development, 2004, 589-604.

48 Covin, J.G. and Slevin, D.P., High growth transitions: theorectical perspectives and suggested directions, Entrepreneurship, Upstart Publishing, Chicago II, 1997, 99-126.

49 Begley et al, The socio cultural environment for entrepreneurship: a comparition betwent East asian and Anglosaxon countries, Journal of international business studies, 2001, 537-547.

50 Porter and M.E., The Competitive Advantage: Craeting and Sustaining Superior Perfomance, Free press, New York, 1985.

13

tiếp cận này đã phát hiện môi trường đặc trưng cho các doanh nghiệp nhỏ thường mang tính bất ổn cao và sự thuận lợi hay bất lợi cũng đều song hành với nhau trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ. Trong nghiên cứu của mình, Lagace và Bourgal (2003)51 cũng chỉ ra mức độ tự do cạnh tranh trong ngành kinh doanh sẽ tác động đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp qua đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả.

Bên cạnh khái niệm về môi trường kinh doanh và sự tương tác của chúng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ, khái niệm về môi trường khởi nghiệp cũng được một số nhà nghiên cứu quan tâm. Theo lý thuyết, các yếu tố thuộc về môi trường có rất nhiều, chúng thuộc về môi trường tổng quát, môi trường công việc, hay môi trường nội bộ. Tuy nhiên căn cứ vào những nghiên cứu trước đây, các yếu tố thuộc về môi trường khởi nghiệp có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa khởi sự kinh doanh bao gồm: Việc tiếp cận các nguồn lực tài chính; các chính sách hỗ trợ của chính phủ; việc tiếp cận các tổ chức hỗ trợ và đào tạo về khởi nghiệp, việc tiếp cận thị trường và các chuẩn mực về văn hóa thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn đầu của hoạt động khởi nghiệp.

Sự hỗ trợ về tài chính (Financial support) bao gồm sự sẵn có của nguồn lực tài chính chính thức cũng nhưng phi chính thức cho các doanh nghiệp mới ra đời và sự tăng trưởng của doanh nghiệp này (Gartner, 1985)52. Các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc hỗ trợ tài chính, vì vậy việc chọn cách tiếp tục sử dụng vốn từ các ngân hàng hay công ty đầu tư mạo hiểm cần chọn lọc kỹ lưỡng.

Bên cạnh sự hỗ trợ về tài chính, các chính sách của Chính phủ cũng rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp vừa khởi nghiệp kinh doanh. Các chính sách của Chính phủ cung cấp những sự hỗ trợ cho việc hình thành môi trường kinh doanh năng động cũng như có những chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn ban đầu của quá trình tăng trưởng (Radas và Bozic, 2009)53.

Chất lượng của hoạt động giáo dục và đào tạo cho hoạt động khởi nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng (Bull và Winter, 1991)54. Nó liên quan đến việc cung cấp các chương trình đào tạo chính thức và các chương trình huấn luyện

51 Lagace, D. and Bourgault, M., Linking manufacturing improvement programs to the competitive priorities of Canadian SMEs, Technovation, 2003, 705- 715.

52 Gartner, W.B., A conceptual framework for describing the phenomenon of new venture Creation, Academy of Management Review, 1985, 696-706.

53 Radas, S. and Bozic, L., The antecedents of SME innovativeness in an emerging transition Economy, Technovation, 2009, 438-450.

54 Bull, I. and Winter, F., Community differences in business births and business growths, Journal of Business Venturing, 1991, 29-43.

14

ngắn hạn cho chủ doanh nghiệp cũng như nhân viên của các đơn vị này. Sự liên kết bên ngoài giữa chủ doanh nghiệp và các đơn vị tư vấn và đào tạo sẽ tạo nên những lợi ích cho việc tiếp thu những kiến thức cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp (Radas và Bozic, 2009)55. Việc tiếp cận các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp cũng như có được những vườn ươm doanh nghiệp thì rất cần thiết trong giai đoạn hình thành và phát triển các doanh nghiệp mới (Grimaldi và Grandi, 2005)56.

Việc tiếp cận các dịch vụ hạ tầng như truyền thông, năng lượng và các hoạt động thiết yếu khác cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có tác động mạnh đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của mình, Zain và Kassim (2012)57 cũng chỉ ra mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh sẽ tác động đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp qua đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của doanh nghiệp.

Chuẩn mực văn hóa và xã hội, sự ủng hộ hoặc chống đối hoạt động kinh doanh cũng có tác động lớn đến hoạt động của doanh nghiệp và nhà khởi nghiệp. Nền văn hóa tôn trọng những người khởi nghiệp thành công thì nhiều doanh nghiệp sẽ hình thành. Hay những vùng có tổ chức các cuộc gặp gỡ cho các doanh nhân và các doanh nhân tiềm năng, nơi họ có thể thảo luận ý tưởng, vấn đề và các giải pháp thường có nhiều doanh nghiệp hơn các vùng khác (Antoncic và cộng sự, 2002).

Một phần của tài liệu Đổi mới mô hình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 34)